Chăm Sóc - Phòng Trị Bệnh Trên Bò, Dê, Cừu, Ngựa

Chăm Sóc - Phòng Trị Bệnh Trên Bò, Dê, Cừu, Ngựa

QUY TRÌNH PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH TIÊU CHẢY TRÊN BÊ

Tỷ lệ bệnh tiêu chảy trên bê từ 10 – 80% và tỷ lệ bệnh chết từ 2 – 10%. Bê dễ bị tiêu chảy trong vài ngày đầu sau khi sinh và khoảng từ 15 – 30 ngày tuổi.
Nguyên nhân

  • Vi khuẩn: hay gặp nhất là E. coli, SalmonellaClostridium spp,

  • Virus: chủ yếu là rotaviruscoronavirus,

  • Ký sinh trùng: Cryptosporidium và cầu trùng,

  • Thức ăn: uống nhiều sữa, chất lượng sữa kém (pha không đúng, bảo quản không tốt …), sữa nhiều chất béo, sữa từ bò viêm vú và chứa kháng sinh.

Điều trị
Chọn thuốc điều trị tiêu chảy theo từng nguyên nhân gây bệnh hoặc dựa vào đặc điểm phân.

  • Trước tiên cần truyền nước cho bê: Pha 300 ml BIO-LACTATED RINGER’S với 300 ml BIO-GLUCOSE 5% và truyền tĩnh mạch 1 lần/ngày, từ 2 – 3 ngày tùy theo mức độ mất nước.

  • Nếu bê tiêu chảy phân lỏng có nhớt, màu vàng rơm (Hình 1) và bê mất nước nghiêm trọng hoặc nếu tiêu chảy phân hơi sệt có lẫn ít máu (Hình 2), mùi hôi thối khó chịu và bê có thể bị sốt … thì cho uống BIO ANTI-E.COLI với liều 5 ml/lần/con, ngày 2 lần và trong 3 – 4 ngày hoặc BIO-ENROFLOXACIN 10% ORAL với liều 1 ml/20 kg/ngày, trong 3 ngày hoặc BIO-ANTISCOURS với liều 10 ml/25 kg/lần, ngày 2 lần và trong 3 ngày.

  • Nếu bê tiêu chảy nhiều, có nhiều máu (Hình 3), rặn mót, xảy ra trên bê từ 3 -  4 tuần thì cho uống BIO-COC (3 ml/10 kg) hoặc BIO - DICLACOC 1% uống 1 lần duy nhất.


Hình 1: Phân tiêu chảy lỏng, có màu vàng


Hình 2: Phân tiêu chảy sệt, có lẫn máu


Hình 3: Phân tiêu chảy có nhiều máu
 
Phòng bệnh

  • Cho bê bú mẹ ngay sau khi sinh để bú được sữa đầu (sữa máu). Đảm bảo bê bú được lượng sữa từ 10 – 15% trọng lượng bê.

  • Nên nhốt bê riêng, tới giờ bú thì thả ra. Chuồng bê phải sạch sẻ, khô ráo và thoáng nhưng không bị gió lùa.

  • Nếu pha sữa nên dùng nước sôi để nguội khoảng 50 – 80°C và nhiệt độ sữa lúc cho uống khoảng 37°C.

  • Bê được khoảng 2 tuần tuổi nên cho uống BIO-COC (liều 3 ml/10 kg) hoặc BIO - DICLACOC 1% (liều 1 ml/10 kg), uống 1 lần duy nhất để phòng cầu trùng.

  • Sát trùng hàng tuần chuồng trại và nơi ở của bê với thuốc BIOXIDE hoặc BIO-GUARD hoặc BIOSEPT ®: pha 2,5 ml thuốc với 1 lít nước và phun 1 lít thuốc pha cho 2,5 – 3 m² diện tích.

TS Nguyễn Kiên Cường
Cố vấn kỹ thuật công ty liên doanh BIO-PHARMACHEMIE

Ý kiến bạn đọc

Bài viết bạn có thể quan tâm

Tin đọc nhiều nhất

GIẢI PHÁP HIỆU QUẢ VỚI BỆNH VIÊM DA Ở CHÓ GIẢI PHÁP HIỆU QUẢ VỚI BỆNH VIÊM DA Ở CHÓ 275
BỆNH CẦU TRÙNG TRÊN GÀ-CÁCH PHÒNG TRỊ HIỆU QUẢ NHẤT BỆNH CẦU TRÙNG TRÊN GÀ-CÁCH PHÒNG TRỊ HIỆU QUẢ NHẤT 240
TIÊU CHẢY PHÂN TRẮNG, PHÂN XANH Ở GÀ  (BỆNH BẠCH LỴ & THƯƠNG HÀN) TIÊU CHẢY PHÂN TRẮNG, PHÂN XANH Ở GÀ (BỆNH BẠCH LỴ & THƯƠNG HÀN) 50
GIẢI PHÁP PHÒNG TRỊ HIỆU QUẢ DỊCH TIÊU CHẢY CẤP Ở HEO GIẢI PHÁP PHÒNG TRỊ HIỆU QUẢ DỊCH TIÊU CHẢY CẤP Ở HEO 604
BỆNH TAI XANH CÓ NHỮNG BIỂU HIỆN ĐẶC TRƯNG GÌ? BỆNH TAI XANH CÓ NHỮNG BIỂU HIỆN ĐẶC TRƯNG GÌ? 185
BỆNH MẮT Ở CHÓ : CÁCH CHỌN ĐÚNG THUỐC-TRỊ ĐÚNG BỆNH BỆNH MẮT Ở CHÓ : CÁCH CHỌN ĐÚNG THUỐC-TRỊ ĐÚNG BỆNH 54
BỆNH HÔ HẤP MÃN TÍNH (CRD) Ở GÀ BỆNH HÔ HẤP MÃN TÍNH (CRD) Ở GÀ 97
CÁCH PHÒNG TRỊ HIỆU QUẢ BỆNH HÔ HẤP Ở HEO CÁCH PHÒNG TRỊ HIỆU QUẢ BỆNH HÔ HẤP Ở HEO 421
CÁCH PHÒNG VÀ TRỊ HIỆU QUẢ BỆNH LONG MÓNG LỞ MỒM CÁCH PHÒNG VÀ TRỊ HIỆU QUẢ BỆNH LONG MÓNG LỞ MỒM 48
BỆNH CRD VÀ CRD GHÉP E.COLI (C-CRD) Ở GIA CẦM BỆNH CRD VÀ CRD GHÉP E.COLI (C-CRD) Ở GIA CẦM 110