Chăm Sóc - Phòng Trị Bệnh Trên Cá

Chăm Sóc - Phòng Trị Bệnh Trên Cá

THUỐC LÀM CÁ, LỢN “NGỦ” CÓ HẠI KHÔNG?

PGS.TS.LÊ VĂN THỌ
Cố vấn kỹ thuật công ty liên doanh BIO-PHARMACHEMIE
[Nội dung bài viết này đã được đăng trên Tạp chí KHOA HỌC & ĐỜI SỐNG số 30 (2864) ra ngày thứ bảy (9-3-2013).]

Thông tin về việc sử dụng thuốc gây mê cho cá, lợn và bò… đã khiến nhiều người tiêu dùng lo ngại. Những phân tích về mặt khoa học trong bài viết dưới đây của PGS.TS. Lê Văn Thọ, sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Do một số loài cá rất hiếu động, khi nhốt chung chúng thường vùng vẫy gây ra các thương tích cho chính nó và đồng loại. Cá bị thương sẽ khó giữ được lâu, thậm chí chết, gây thiệt hại cho người kinh doanh đặc biệt là những giống cá có giá trị kinh tế cao. Vì vậy, việc gây mê sẽ giúp tránh được những rủi ro thường xảy ra trong quá trình vận chuyển.

Để gây mê cho thủy sản, người ta thường sử dụng cách cho thuốc vào nước  để ngâm, sau đó thả cá, hoặc tôm cần gây mê vào. Phải lưu ý là không cho cá ăn  trong khoảng từ 12-24 giờ trước khi gây mê để bảo đảm cơ quan tiêu hóa trống rỗng, tránh cá bị ựa thức ăn ra làm mệt hoặc chết cá.

NHỮNG LOẠI THUỐC ĐƯỢC PHÉP SỬ DỤNG

Thuốc  gây mê  lý  tưởng để  sử dụng  trong nuôi  trồng  thủy sản phải  đáp  ứng  các  yêu  cầu như không độc với thủy sản  và  người  sử  dụng,  an  toàn với môi trường, tác dụng gây mê nhanh.  Chất  gây  mê  phải  chuyển  hóa hoặc  bài  tiết  nhanh,  thời  gian phân  hủy  ngắn,  không  để lại tồn dư hoặc tồn dư không đáng kể trong các mô của cơ thể.

Dựa vào các tiêu chí nêu trên, hiện nay Mỹ và  các  nước  châu  Âu  chỉ  cho phép sử dụng duy nhất  loại thuốc Tricaine methanesulphonate  (còn có các tên gọi khác như Metacaine, Tricaine, MS-222, Finquel, TMS) để gây mê cho cá dùng làm thực phẩm cho người. Đây là loại thuốc được  sử dụng rộng rãi nhất  trên  thế giới với  độ  an  toàn  cao  cho  nhiều loài cá và  tôm.

Chất gây mê sau quá trình tác dụng sẽ bị phân hủy và thải ra môi trường qua hô hấp của cá. Khi cá được đưa vào môi  trường  nước  sạch mới, thuốc mê bị bài thải hết, cá sẽ dần trở  lại  trạng  thái  bình  thường.

Gây mê cá

Ngoài  ra còn có  một  số  thuốc khác cũng được sử dụng đối  với  thủy  sản  nuôi,  nhưng chỉ  dùng trên cá cảnh, như thuốc Aquacalm là tên thương mại của Metomidate hydrochloride, hoặc thuốc Transmore…Những loại thuốc này thường được sử dụng phổ biến và bán rộng rãi ở những nơi kinh doanh cá cảnh quanh thành phố Hồ Chí Minh để gây mê trong quá trình vận chuyển hoặc phẫu thuật cắt đuôi cho cá rồng. Những thuốc này không được phép dùng cho cá làm thực phẩm cho người.
 
KHÔNG NÊN DÙNG CHO LỢN THỊT

Đối với gia súc loại thuốc an thần thường được sử dụng là Stresnil, với hoạt chất chính là azaperone. Người ta thường sử dụng thuốc này để vận chuyển lơn giống nhằm ngăn ngừa tử vong hoặc bị chấn thương trong quá trình vận chuyển. Liều tiêm bắp là 1,6 mg/kg thể trọng. (1 ml/25kg thể trọng). Sau khi tiêm vài phút lợn sẽ nằm xuống sàn. Vì vậy sàn xe phải đủ rộng và bào đảm thông thoáng để tăng độ an toàn.

Để vận chuyển lợn thịt, liều lượng sử dụng phải nhẹ hơn để giảm thiểu lượng thuốc tồn dư trong sản phẩm, chỉ 1 ml/con. Khi vận chuyển đến nơi phải cho lợn nghỉ ngơi ở chuồng thông thoáng và 24 giờ sau mới được giết mổ để làm thực phẩm cho người.

Trong thời gian qua, chỉ những lợn giống có giá trị kinh tế cao và số lượng vận chuyển ít thì các trại bán lợn giống mới sử dụng thuốc an thần Stresnil để đảm bảo lơn không bị thương tích, đau chân, đau móng khi vận chuyển. Còn đối với lợn thịt, không nên dùng, mà cách vận chuyển hiệu quả nhất là nên vận chuyển vào ban đêm lúc trời mát, không cho lợn ăn no, mà nên cho uống nước có pha thuốc BIO-VITAMIN C 10% để tăng sức đề kháng và chống stress cho lợn. Vì vitamin C hòa tan được trong nước nên bài thải ra khỏi cơ thể nhanh và không còn tồn dư trong thịt.

Tóm lại, một số thuốc an thần và thuốc mê nếu sử dụng thuốc đúng chủng loại, đúng đối tượng và đúng theo sự khuyến cáo về thời gian ngừng thuốc trước khi giết mổ thì sẽ an toàn cho người tiêu dùng. Ngược lại nếu người sử dụng thuốc cố tình dùng thuốc không đúng đối tượng (thuốc an thần cho cá cảnh đem dùng cho cá làm thực phẩm) hoặc không tuân thủ đúng thời gian ngừng thuốc thì lượng tồn dư của thuốc vẫn còn.

Ý kiến bạn đọc

Bài viết bạn có thể quan tâm

Tin đọc nhiều nhất

GIẢI PHÁP HIỆU QUẢ VỚI BỆNH VIÊM DA Ở CHÓ GIẢI PHÁP HIỆU QUẢ VỚI BỆNH VIÊM DA Ở CHÓ 275
BỆNH CẦU TRÙNG TRÊN GÀ-CÁCH PHÒNG TRỊ HIỆU QUẢ NHẤT BỆNH CẦU TRÙNG TRÊN GÀ-CÁCH PHÒNG TRỊ HIỆU QUẢ NHẤT 240
TIÊU CHẢY PHÂN TRẮNG, PHÂN XANH Ở GÀ  (BỆNH BẠCH LỴ & THƯƠNG HÀN) TIÊU CHẢY PHÂN TRẮNG, PHÂN XANH Ở GÀ (BỆNH BẠCH LỴ & THƯƠNG HÀN) 50
GIẢI PHÁP PHÒNG TRỊ HIỆU QUẢ DỊCH TIÊU CHẢY CẤP Ở HEO GIẢI PHÁP PHÒNG TRỊ HIỆU QUẢ DỊCH TIÊU CHẢY CẤP Ở HEO 604
BỆNH TAI XANH CÓ NHỮNG BIỂU HIỆN ĐẶC TRƯNG GÌ? BỆNH TAI XANH CÓ NHỮNG BIỂU HIỆN ĐẶC TRƯNG GÌ? 185
BỆNH MẮT Ở CHÓ : CÁCH CHỌN ĐÚNG THUỐC-TRỊ ĐÚNG BỆNH BỆNH MẮT Ở CHÓ : CÁCH CHỌN ĐÚNG THUỐC-TRỊ ĐÚNG BỆNH 54
BỆNH HÔ HẤP MÃN TÍNH (CRD) Ở GÀ BỆNH HÔ HẤP MÃN TÍNH (CRD) Ở GÀ 97
CÁCH PHÒNG TRỊ HIỆU QUẢ BỆNH HÔ HẤP Ở HEO CÁCH PHÒNG TRỊ HIỆU QUẢ BỆNH HÔ HẤP Ở HEO 421
CÁCH PHÒNG VÀ TRỊ HIỆU QUẢ BỆNH LONG MÓNG LỞ MỒM CÁCH PHÒNG VÀ TRỊ HIỆU QUẢ BỆNH LONG MÓNG LỞ MỒM 48
BỆNH CRD VÀ CRD GHÉP E.COLI (C-CRD) Ở GIA CẦM BỆNH CRD VÀ CRD GHÉP E.COLI (C-CRD) Ở GIA CẦM 110