Chăm Sóc - Phòng Trị Bệnh Trên Gia Cầm - Thủy Cầm

Chăm Sóc - Phòng Trị Bệnh Trên Gia Cầm - Thủy Cầm

BỆNH CRD VÀ CRD GHÉP E.COLI (C-CRD) Ở GIA CẦM

Bệnh hô hấp mãn tính (CRD) ở gia cầm với biểu hiện đặc trưng là gà thở khò khè, sưng mặt. Đây là một bệnh rất phổ biến ở cầm trong giai đoạn chuyển mùa, thường xảy ra trên mọi lứa tuổi, nhưng gà 3-6 tuần tuổi và gà mái sắp đẻ mẫn cảm hơn các nhóm gà khác.
 
Nguyên nhân: Do vi khuẩn Mycoplasma gallisepticum gây ra. Mycoplasma sống chủ yếu trong cơ thể của gia cầm và gây bệnh, khi ra khỏi cơ thể chúng chỉ sống được từ 1-3 ngày ở trong phân,  dụng cụ chăn nuôi hoặc tồn tại được 4-5 ngày ở trong dịch nhày.
 
Hầu hết các chất sát trùng đều có khả năng diệt được Mycoplasma, những thuốc sát trùng của công ty BIO như BIOXIDE, BIODINE ®, BIOSEPT ® rất công hiệu với Mycoplasma và các mầm bệnh khác như virus, vi khuẩn,  bào tử và nấm.
 
Gà bị bệnh hô hấp mãn tính
 
 Đường truyền lây: Bệnh chủ yếu lây qua đường hô hấp do tiếp xúc trực tiếp giữa gà bệnh và gà khỏe, do thức ăn nước uống, do dụng cụ chăn nuôi hoặc do không khí có chứa mầm bệnh. Bệnh còn lây qua trứng nếu đàn gà giống bị bệnh CRD, mầm bệnh truyền qua trứng, khi ấp nở gà con sẽ bị bệnh CRD. Bệnh rất dễ nổ ra khi thời tiết thay đổi, nhất là vào mùa mưa, khi ẩm độ không khí tăng cao hoặc do tiêm phòng, cắt mỏ, chuyển chuồng...
 
Triệu chứng: Gà hay vẫy mỏ, sưng mặt, mắt nhắm, ủ rũ, chảy nước mắt, nước mũi, hắt hơi, thở khò khè. Gà giảm ăn, chậm lớn, giảm đẻ 10-40%, tỷ lệ ấp nở thấp, gà con nở ra yếu.
 
Hiện nay gà bị bệnh CRD ghép với E.coli rất thường xảy ra, nếu gà bị CRD ghép với E.coli (C – CRD) thì gà thường sốt cao, tỷ lệ chết có thể lên đến 30%. Ở gà mái thì trứng đẻ ra bị méo mó và vỏ trứng có những vệt máu lấm tấm. Bệnh này sẽ cho kết quả điều trị kém nếu người chăn nuôi không chọn đúng thuốc đặc trị (chúng tôi sẽ giới thiệu thuốc mới đặc trị bệnh C-CRD ở cuối bài).
 
Bệnh tích: Viêm xuất huyết ở đường hô hấp trên, túi khí dày và đục có khi màu vàng nhạt, viêm màng bao quanh gan, viêm màng ngoài tim, viêm phổi. Ở gà mái đẻ thấy viêm ống dẫn trứng.

Xuất huyết ở khí quản

Phòng bệnh: Bệnh CRD rất dễ xảy ra lúc giao mùa hoặc khi thời tiết thay đổi, gia cầm bị stress, vì vậy biện pháp phòng bệnh cần được thực hiện đầy đủ các bước sau:

+ Nên mua gà giống ở những cơ sở chăn nuôi có gà bố mẹ không bị bệnh CRD.
+ Chuồng trại phải thông thoáng, sát trùng định kỳ, sát trùng máy ấp thật tốt.
+ Bổ sung đầy đủ các loại vitamin, đặc biệt là BIO-VITAMIN C 10%,
BIO VITA-COMPLEX, các chất điện giải  như BIO-ELECTROLYTES nhằm nâng cao sức đề kháng.
+ Sử dụng kháng sinh để phòng bệnh: Cần lưu ý hiện nay có 3 nhóm kháng sinh có hiệu lực với Mycoplasma đó là nhóm Tetracycline, nhóm Macrolide và nhóm Quinolone. Người chăn nuôi có thể sử dụng một trong hai chế phẩm sau đây thuộc một trong các nhóm kháng sinh nhạy cảm trên để phòng bệnh mỗi khi thời tiết thay đổi đó là BIO-TYLODOX PLUS hoặc BIO-TILMICOSIN.
Điều trị:

Thuốc BIO-TILMICOSIN rất công hiệu với bệnh CRD ở gia cầm. Liều lượng: 1 ml/12,5kg thể trọng hoặc 0,3ml/lít nước uống, liên tục trong 3 ngày.
Nếu nghi ngờ bệnh CRD có kết hợp với E.coli, thì người chăn nuôi nên sử dụng thuốc đặc trị BIO-TYLODOX PLUS cho kết quả rất công hiệu với bệnh CRD kết hợp E,coli. (xem liều lượng và cách dùng ở bên dưới).
Ngoài ra cần sử dụng thêm chất điện giải như BIO VITA-ELECTROLYTES hoặc BIO-ELECTROLYTES nhằm tăng sức đề kháng cho gia cầm.
Chuồng trại phải luôn thông thoáng, cung cấp đầy đủ nước sạch, cho ăn thức ăn tốt và cân đối các chất dinh dưỡng.
PGS.TS.LÊ VĂN THỌ
Cố vấn kỹ thuật Công ty liên doanh BIO-PHARMACHEMIE

Ý kiến bạn đọc

Bài viết bạn có thể quan tâm

Tin đọc nhiều nhất

GIẢI PHÁP HIỆU QUẢ VỚI BỆNH VIÊM DA Ở CHÓ GIẢI PHÁP HIỆU QUẢ VỚI BỆNH VIÊM DA Ở CHÓ 275
BỆNH CẦU TRÙNG TRÊN GÀ-CÁCH PHÒNG TRỊ HIỆU QUẢ NHẤT BỆNH CẦU TRÙNG TRÊN GÀ-CÁCH PHÒNG TRỊ HIỆU QUẢ NHẤT 240
TIÊU CHẢY PHÂN TRẮNG, PHÂN XANH Ở GÀ  (BỆNH BẠCH LỴ & THƯƠNG HÀN) TIÊU CHẢY PHÂN TRẮNG, PHÂN XANH Ở GÀ (BỆNH BẠCH LỴ & THƯƠNG HÀN) 50
GIẢI PHÁP PHÒNG TRỊ HIỆU QUẢ DỊCH TIÊU CHẢY CẤP Ở HEO GIẢI PHÁP PHÒNG TRỊ HIỆU QUẢ DỊCH TIÊU CHẢY CẤP Ở HEO 604
BỆNH TAI XANH CÓ NHỮNG BIỂU HIỆN ĐẶC TRƯNG GÌ? BỆNH TAI XANH CÓ NHỮNG BIỂU HIỆN ĐẶC TRƯNG GÌ? 185
BỆNH MẮT Ở CHÓ : CÁCH CHỌN ĐÚNG THUỐC-TRỊ ĐÚNG BỆNH BỆNH MẮT Ở CHÓ : CÁCH CHỌN ĐÚNG THUỐC-TRỊ ĐÚNG BỆNH 54
BỆNH HÔ HẤP MÃN TÍNH (CRD) Ở GÀ BỆNH HÔ HẤP MÃN TÍNH (CRD) Ở GÀ 97
CÁCH PHÒNG TRỊ HIỆU QUẢ BỆNH HÔ HẤP Ở HEO CÁCH PHÒNG TRỊ HIỆU QUẢ BỆNH HÔ HẤP Ở HEO 421
CÁCH PHÒNG VÀ TRỊ HIỆU QUẢ BỆNH LONG MÓNG LỞ MỒM CÁCH PHÒNG VÀ TRỊ HIỆU QUẢ BỆNH LONG MÓNG LỞ MỒM 48
BỆNH CRD VÀ CRD GHÉP E.COLI (C-CRD) Ở GIA CẦM BỆNH CRD VÀ CRD GHÉP E.COLI (C-CRD) Ở GIA CẦM 110