Chăm Sóc - Phòng Trị Bệnh Trên Gia Cầm - Thủy Cầm

Chăm Sóc - Phòng Trị Bệnh Trên Gia Cầm - Thủy Cầm

CÁCH PHÒNG BỆNH CÚM A/H5N1 VÀ CÚM A/H7N9 CHO GIA CẦM VÀ NGƯỜI

 
Bệnh  cúm gia cầm là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, ở Việt Nam do virus cúm A/H5N1  gây ra, có tính lây lan mạnh với tỷ lệ chết cao và đặc biệt nguy hiểm là có thể lây sang người. Mới đây ở Trung Quốc, các tỉnh sát biên giới với nước ta, lại đang xảy ra dịch cúm A/H7N9 với tốc độ lây lan rất đáng lo ngại.
 
Theo thông báo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tình hình dịch cúm A(H7N9) tại Trung Quốc tiếp tục diễn biến rất phức tạp và tăng cao so với năm 2013. Riêng trong hơn một tháng đầu năm 2014, đã ghi nhận 151 trường hợp mắc mới, trong đó có 16 trường hợp tử vong. Tích lũy từ tháng 3/2013 đến nay, Trung Quốc ghi nhận có 298 trường hợp mắc bệnh cúm, trong đó có 63 ca  tử vong, tỷ lệ chết trên số người mắc bệnh là 21%; phần lớn đều có tiền sử tiếp xúc với gia cầm. Người phát ngôn của tổ chức Y Tế Thế Giới cũng cảnh báo rằng virus cúm thường hoạt động mạnh trong những tháng mùa Đông”, vì thế bệnh cúm gia cầm rất dễ xuất hiện vào thời điểm giáp Tết đến tháng 4 hàng năm. Đầu năm 2014 bệnh cúm cũng xảy ra ở nước ta theo đúng quy luật như vậy.
 
Tại Việt Nam, hiện chưa ghi nhận trường hợp mắc cúm A/H7N9 trên người và gia cầm, tuy nhiên trong tháng 01/2014 đã ghi nhận 02 trường hợp tử vong do cúm A/H5N1 tại tỉnh Bình Phước và Đồng Tháp. Cả hai trường hợp đều có tiền sử tiếp xúc với gia cầm bệnh.
 
Vậy câu hỏi được đặt ra vào lúc này là chúng ta phải làm gì để ngăn ngừa nguy cơ tái phát dịch cúm A/H5N1 ở trong nước và ngừa lây nhiễm cúm A/H7N9, H10N8, H6N1  từ Trung Quốc sang?
 
Để góp phần ngăn ngừa dịch cúm xảy ra cho gia cầm và người, chúng tôi kính mong bà con chăn nuôi, cũng như những người tham gia vào công tác giết mổ, mua bán, vận chuyển, phân phối và người tiêu thụ sản phẩm gia cầm nên lưu ý và tuân thủ  một số vấn đề cấp thiết sau đây để phòng bệnh cúm một cách hiệu quả:
         
I.SƠ LƯỢC CÁC TRIỆU CHỨNG ĐẶC TRƯNG CỦA BỆNH CÚM GÀ
 
          Thời gian ủ bệnh từ vài giờ đến 3 ngày. Gà bị sốt, bỏ ăn, thở khó, phải há mỏ để thở, dịch trong mũi, miệng, nước mắt chảy liên tục. Gà tiêu chảy, phân có màu xanh vàng, mùi tanh. Mào vá tích sưng, sung huyết đỏ sẩm. Dấu hiệu đặc trưng của bệnh cúm gà là da chân có tụ huyết. Đôi khi có triệu chứng thần kinh, đi xiêu vẹo, quay cuồng rồi lăn ra chết. Tỷ lệ chết rất cao. Hiện nay chưa có thuốc đặc trị cho bệnh cúm gia cầm, vì vậy biện pháp phòng ngừa phải được ưu tiên hàng đầu.
 
II. PHÒNG BỆNH TRƯỚC KHI CÓ DỊCH
 
          1. Gia cầm phải được chủng ngừa đầy đủ các bệnh truyền nhiễm, kể cả vaccine ngừa bệnh cúm A/H5N1. Trước khi chủng ngừa vài ngày nên cho gà uống thuốc BIO-VITAMIN C 10%BIO-ELECTROLYTES để giảm stress, tăng sức đề kháng và tạo miễn dịch tốt cho gà sau tiêm chủng.
 
           2.Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, vào mùa lạnh phải giữ ấm chuồng trại. Gà, vịt  cũng dễ bị nhiễm giun sán làm chậm lớn, suy giảm miễn dịch, vì vậy phải dùng thuốc BIO-LEVAXANTEL để tẩy giun sán cho gà, vịt với liều 1ml/5kg thể trọng. Sau khi dùng thuốc xổ vài ngày phải pha thuốc BIO-VITASOL, BIO-AMINOSOL ®,
BIO-VITAFORT cho gà uống để tăng sức đề kháng.
 
          3. Nên dọn vệ sinh sạch sẽ phân và các chất độn chuồng, máng ăn máng uống rồi sát trùng chuồng trại và dụng cụ chăn nuôi thật kỷ lưỡng sau mỗi đợt xuất bán gà, sau đó để trống chuồng trại từ 10-15 ngày mới nuôi tiếp đợt khác.
 
         4. Những loài như vịt, vịt xiêm, chim trời có thể mang virus gây bệnh cúm, nhưng chúng không biểu hiện triệu chứng. Virus có trong nước dãi, nước mũi, phân, sẽ phát tán mầm bệnh từ nơi này đến nơi khác khi chúng đi kiếm ăn trên cánh đồng hoặc vào trại chăn nuôi. Vì thế người chăn nuôi không nên thả vịt, ngan, ngỗng ở những nơi có nhiều loài chim hoang đến ăn. Không thả vịt chạy đồng  trong mùa dịch để ngăn ngừa sự nhiễm bệnh và phát tán mầm bệnh trong quá trình chăn thả. Không nuôi chung gà, vịt, vịt xiêm để tránh lây bệnh từ vịt qua gà.
 
III. PHÒNG BỆNH KHI TRONG VÙNG CÓ DỊCH XẢY RA
 
Virus cúm có thể xâm nhập vào cơ thể  bằng hai con đường, đó là đường hô hấp và tiêu hóa. Mầm bệnh có trong không khí hoặc  trong thức ăn nước uống. Virus gây bệnh cúm gia cầm tồn tại trong môi trường tự nhiên khá lâu từ 2 tuần đến hơn một tháng, nhưng may mắn là chúng dễ bị tiêu diệt bằng các thuốc sát trùng như BIO-GUARD, BIOXIDE, BIODINE ®, BIOSEPT ®...
 
Đặc biệt thuốc sát trùng BIO-GUARD khởi phát hiệu lực rất nhanh và tác động kéo dài nhờ sự phối hợp của 3 thành phần Formaldehyde, Glutaraldehyde và Benzalkonium chloride. Công hiệu với tất cả các mầm bệnh trên gia súc, gia cầm, kể cả virus cúm và virus gây bệnh tai xanh ở heo.
 
1. Trong thời gian có dịch bệnh đe dọa thì cứ cách 2 ngày phun xịt một trong các thuốc sát trùng vừa nói trên một lần để ngăn ngừa sự xâm nhập và phát tán mầm bệnh.
 
2. Sử dụng thuốc BIODINE ® để sát trùng nước uống cho gà với liều: 5ml/4 lít nước uống để ngừa bệnh lây qua đường nước uống.
 
3. Tăng sức đề kháng cho gia cầm bằng cách pha BIO-VITAMIN C 10% vào nước cho gia cầm uống.
 
4. Hạn chế người lạ vào trại.
         
5. Ở những nơi tiếp giáp với vùng biên giới của các nước bạn, bà con tuyệt đối không nên mua bán, vận chuyển lén lút gia cầm, trứng gia cầm, các giống gà đá vào nội địa khi mà những gia cầm và trứng gia cầm này chưa có giấy kiểm dịch động vật của cơ quan thú y có thẩm quyền.
 
6. Khi trong trại có gia cầm chết, tuyệt đối không được vận chuyển ra khỏi trại dù chưa biết gia cầm chết là do bệnh gì và phải khai báo cho cơ quan thú y biết. Không được giết mổ để ăn hoặc đem bán, không được vứt xác bừa bãi ra đồng hoặc dưới sông suối, mà phải bỏ gia cầm chết vào trong túi nylon và buộc miệng túi thật kỷ, bỏ xuống hố sâu và rắc vôi bột lên trên trước khi lấp đất và nện kỹ.
 
IV. PHÒNG BỆNH CÚM TỪ GIA CẦM LÂY SANG NGƯỜI
 
1. Khi tiếp xúc với gà bệnh phải mặc đồ bảo hộ, đi ủng, đeo khẩu trang, mang găng tay khi bắt và giết gà, sau đó rửa tay bằng thuốc sát trùng.
 
2. Nên ăn chín, uống sôi, đặc biệt là không ăn thịt tái và không ăn tiết canh.
 
3. Mặc dù nhà nước đã có quy hoạch các điểm giết mổ tập trung, nhưng thực tế hiện nay tại các chợ, khu vực chung quanh chợ tình trạng giết mổ gia cầm, kinh doanh gia cầm sống, thịt và trứng gia cầm chưa qua kiểm tra của cơ quan thú y vẫn phổ biến, đây là một nguy cơ tiềm tàng của việc bùng phát dịch bệnh.
 
Chúng tôi mong người tiêu dùng hãy tạo cho mình và gia đình mình một thói quen sử dụng sản phẩm động vật đã qua kiểm dịch là góp phần ngăn ngừa dịch cúm xảy ra.
PGS.TS.LÊ VĂN THỌ
Cố vấn kỹ thuật Công ty liên doanh BIO-PHARMACHEMIE

 

Ý kiến bạn đọc

Bài viết bạn có thể quan tâm

Tin đọc nhiều nhất

GIẢI PHÁP HIỆU QUẢ VỚI BỆNH VIÊM DA Ở CHÓ GIẢI PHÁP HIỆU QUẢ VỚI BỆNH VIÊM DA Ở CHÓ 275
BỆNH CẦU TRÙNG TRÊN GÀ-CÁCH PHÒNG TRỊ HIỆU QUẢ NHẤT BỆNH CẦU TRÙNG TRÊN GÀ-CÁCH PHÒNG TRỊ HIỆU QUẢ NHẤT 240
TIÊU CHẢY PHÂN TRẮNG, PHÂN XANH Ở GÀ  (BỆNH BẠCH LỴ & THƯƠNG HÀN) TIÊU CHẢY PHÂN TRẮNG, PHÂN XANH Ở GÀ (BỆNH BẠCH LỴ & THƯƠNG HÀN) 50
GIẢI PHÁP PHÒNG TRỊ HIỆU QUẢ DỊCH TIÊU CHẢY CẤP Ở HEO GIẢI PHÁP PHÒNG TRỊ HIỆU QUẢ DỊCH TIÊU CHẢY CẤP Ở HEO 604
BỆNH TAI XANH CÓ NHỮNG BIỂU HIỆN ĐẶC TRƯNG GÌ? BỆNH TAI XANH CÓ NHỮNG BIỂU HIỆN ĐẶC TRƯNG GÌ? 185
BỆNH MẮT Ở CHÓ : CÁCH CHỌN ĐÚNG THUỐC-TRỊ ĐÚNG BỆNH BỆNH MẮT Ở CHÓ : CÁCH CHỌN ĐÚNG THUỐC-TRỊ ĐÚNG BỆNH 54
BỆNH HÔ HẤP MÃN TÍNH (CRD) Ở GÀ BỆNH HÔ HẤP MÃN TÍNH (CRD) Ở GÀ 97
CÁCH PHÒNG TRỊ HIỆU QUẢ BỆNH HÔ HẤP Ở HEO CÁCH PHÒNG TRỊ HIỆU QUẢ BỆNH HÔ HẤP Ở HEO 421
CÁCH PHÒNG VÀ TRỊ HIỆU QUẢ BỆNH LONG MÓNG LỞ MỒM CÁCH PHÒNG VÀ TRỊ HIỆU QUẢ BỆNH LONG MÓNG LỞ MỒM 48
BỆNH CRD VÀ CRD GHÉP E.COLI (C-CRD) Ở GIA CẦM BỆNH CRD VÀ CRD GHÉP E.COLI (C-CRD) Ở GIA CẦM 110