Chăm Sóc - Phòng Trị Bệnh Trên Heo

Chăm Sóc - Phòng Trị Bệnh Trên Heo

BỆNH VIÊM PHỔI DO MYCOPLASMA Ở HEO

Nguyên nhân
Do Mycoplasma hyopneumoniae gây ra.

Đường truyền bệnh
- Bệnh truyền lây qua đường hô hấp. Vi khuẩn có sẵn trong đường hô hấp, khi gặp điều kiện bất lợi sẽ gây bệnh.
- Do tiếp xúc trực tiếp giữa heo bệnh và heo khỏe.
- Tiếp xúc giữa heo mẹ (có mang mầm bệnh) và heo con. Khi trong đàn có heo mắc bệnh, sau cơn ho các chất tiết với nhiều hạt nhỏ, lơ lửng trong không khí, heo khỏe mạnh hít phải sẽ mắc bệnh.

Triệu chứng.
- Đặc điểm của bệnh là heo ho khan kéo dài, nhất là sau khi vận động, bị rượt đuổi, ho vào ban đêm, lúc sáng sớm.
- Heo giảm ăn, chậm lớn, sức kháng bệnh yếu. Vì thế rất dễ kết hợp với các vi trùng gây viêm phổi khác sẽ tạo nên tình trạng viêm phổi nặng với triệu chứng sốt cao, ho nhiều, khó thở.

Điều trị
- Bệnh có thể điều trị bằng các loại kháng sinh thuộc nhóm Quinolones, Tetracycline hoặc Macrolides.
- Khi trong đàn heo có triệu chứng ho nhiều cần trộn một trong các loại thuốc sau đây vào thức ăn, cho heo ăn liên tục từ 7-10 ngày: BIO-TYLAN FORT, BIO-SPECLIN, BIO ANTI-MYCOPLASMA ®.
- Trên các heo có triệu chứng ho nhiều, sốt cao, khó thở nên tách ra khỏi đàn và tiến hành điều trị bằng cách tiêm một trong các loại thuốc sau:
+ BIO-ANFLOX 100 + BIO-BROMHEXINE.
+
BIO COLI-MUTIN.
+ BIO SPIRA-COLISTIN.
+ BIO-MARCOSONE ® + BIO-BROMHEXINE.
+ Thuốc kháng viêm: BIO-DEXA ®, Thuốc hạ sốt: BIO-ANAZIN.C.
+ Để tăng sức đề kháng cho heo nên cấp thêm BIO-CEVIT BIO-B.COMPLEX ® .
+ Lịch trình điều trị trung bình từ 5 - 7 ngày.

Phòng bệnh
- Phòng bệnh bằng biện pháp quản lý:
+ Chuồng trại thông thoáng, sạch sẽ.
+ Sát trùng chuồng, máng ăn, máng uống thật kỷ lưỡng.
+ Hạn chế tắm heo, chỉ tắm trong trường hợp trời nắng nóng.
+ Không nuôi nhốt với mật độ cao. Không nuôi heo ở các lứa tuổi khác nhau trong cùng một ô chuồng.
+ Áp dụng biện pháp cùng vào cùng ra.
+ Trường hợp sử dụng thức ăn bột, nên làm ẩm trước khi cho ăn để tránh bụi.
- Phòng bệnh bằng thuốc:
+ Trộn kháng sinh vào thức ăn heo thịt trong 4 -5 ngày, định ký 3 - 4 tuần 1 đợt.
+ Đặc biệt trộn kháng sinh vào thức ăn heo nái trước khi sanh 2 tuần trong 4 -5 ngày nhằm hạn chế sự lây lan Mycoplasma từ nái sang con. Tiêm phòng vaccin Mycoplasma cho heo con một mũi duy nhất vào lúc 21 ngày tuổi và có thể bảo hộ đến khi xuất chuồng (chỉ tiêm ngừa cho các heo con khỏe mạnh).

Ý kiến bạn đọc

Bài viết bạn có thể quan tâm

Tin đọc nhiều nhất

GIẢI PHÁP HIỆU QUẢ VỚI BỆNH VIÊM DA Ở CHÓ GIẢI PHÁP HIỆU QUẢ VỚI BỆNH VIÊM DA Ở CHÓ 275
BỆNH CẦU TRÙNG TRÊN GÀ-CÁCH PHÒNG TRỊ HIỆU QUẢ NHẤT BỆNH CẦU TRÙNG TRÊN GÀ-CÁCH PHÒNG TRỊ HIỆU QUẢ NHẤT 240
TIÊU CHẢY PHÂN TRẮNG, PHÂN XANH Ở GÀ  (BỆNH BẠCH LỴ & THƯƠNG HÀN) TIÊU CHẢY PHÂN TRẮNG, PHÂN XANH Ở GÀ (BỆNH BẠCH LỴ & THƯƠNG HÀN) 50
GIẢI PHÁP PHÒNG TRỊ HIỆU QUẢ DỊCH TIÊU CHẢY CẤP Ở HEO GIẢI PHÁP PHÒNG TRỊ HIỆU QUẢ DỊCH TIÊU CHẢY CẤP Ở HEO 604
BỆNH TAI XANH CÓ NHỮNG BIỂU HIỆN ĐẶC TRƯNG GÌ? BỆNH TAI XANH CÓ NHỮNG BIỂU HIỆN ĐẶC TRƯNG GÌ? 185
BỆNH MẮT Ở CHÓ : CÁCH CHỌN ĐÚNG THUỐC-TRỊ ĐÚNG BỆNH BỆNH MẮT Ở CHÓ : CÁCH CHỌN ĐÚNG THUỐC-TRỊ ĐÚNG BỆNH 54
BỆNH HÔ HẤP MÃN TÍNH (CRD) Ở GÀ BỆNH HÔ HẤP MÃN TÍNH (CRD) Ở GÀ 97
CÁCH PHÒNG TRỊ HIỆU QUẢ BỆNH HÔ HẤP Ở HEO CÁCH PHÒNG TRỊ HIỆU QUẢ BỆNH HÔ HẤP Ở HEO 421
CÁCH PHÒNG VÀ TRỊ HIỆU QUẢ BỆNH LONG MÓNG LỞ MỒM CÁCH PHÒNG VÀ TRỊ HIỆU QUẢ BỆNH LONG MÓNG LỞ MỒM 48
BỆNH CRD VÀ CRD GHÉP E.COLI (C-CRD) Ở GIA CẦM BỆNH CRD VÀ CRD GHÉP E.COLI (C-CRD) Ở GIA CẦM 110