Chăm Sóc - Phòng Trị Bệnh Trên Heo

Chăm Sóc - Phòng Trị Bệnh Trên Heo

Hoang mang đi chợ ăn gì cho an toàn?

 

Thân mời bạn đọc tham khảo bài phỏng vấn của PGS.TS Lê Văn Thọ, cố vấn công ty Bio-Pharmachemie, trên báo Tuổi Trẻ Online.

 

Câu hỏi được nhiều người đặt ra là: Bây giờ biết ăn gì mà sống?

Thức ăn bẩn làm chết từ từ?

Độc giả Thanh Phong, sinh viên trường ĐH KHXH&NV TPHCM phát biểu: "Tụi em là sinh viên nghèo, không có nhiều lựa chọn, ra chợ thấy cái gì rẻ thì mua. Giờ ăn thịt bẩn thì ngộ độc từ từ, mà không ăn thì chết…đói. Nên biết vậy nhưng cũng đành nhắm mắt chứ biết kêu ai".

Chị Phương Chi (Bảo Lộc) buồn bã: "Cứ lo lắng chồng con đi làm phải ăn bên ngoài không hợp vệ sinh và an toàn, giờ đến bữa cơm nhà mình cũng hoang mang vì nhìn đâu cũng thấy lo ngại mua phải thực phẩm bẩn".

“Đọc báo Tuổi Trẻ nghe nói thịt heo bị tiêm thuốc an thần, gây nguy hiểm cho người dùng, tôi lập tức muốn bỏ ngay số thịt mà mình đã mua về cất trong tủ lạnh và ớn hẳn với thịt đang bày bán ngoài chợ. Tôi chỉ là người nội trợ bình thường, làm sao phân biệt được đây”, độc giả Mai Hoa (54 tuổi, Vũng Tàu) thở dài.

Lòng tham của con người

Anh Nguyễn Mạnh Thành (38 tuổi, quận Gò Vấp) cho rằng gốc rễ nằm ở đạo đức và lòng tham của con người.

“Nếu những người giết mổ, buôn bán nghĩ đến sức khỏe của người khác, có đạo đức và lòng thương người thì họ sẽ không để lòng tham che mắt như vậy. Người tiêu dùng là người cuối cùng trong quy trình mua bán thực phẩm nhưng họ lại là người đầu tiên gánh chịu hậu quả, thật quá đau lòng”, anh Thành bày tỏ.

Anh cũng kiến nghị, trong mỗi một chủ trương, chính sách hay cuộc vận động thì công tác tuyên truyền luôn đi đầu để mang kiến thức tới cộng đồng. Sau đó, các biện pháp kiểm tra xử phạt phải được thực hiện triệt để.

Chị Trần Thị Hoa (TP.HCM) cho biết hiện nay, gia đình chị ăn một bữa theo thực phẩm chức năng, tức là cung cấp năng lượng từ thực vật dưới dạng bột ngũ cốc. Ngoài ra, thay vì ăn thịt thì chị ăn cá, ăn chay cách bữa như một cách bảo vệ sức khỏe cho gia đình.

Trước thực trạng heo bị tiêm thuốc an thần, chị Hoa đề nghị, đã muốn xử phạt thì các ban ngành phải làm thật nghiêm và chặt chẽ, chưa kể, kiểm tra luôn phải thường xuyên và bất ngờ.


“Bộ Y tế đã ban hành danh mục những chất cấm trong thực phẩm, vậy khi phản ứng hóa học diễn ra trong thịt có chứa chất siêu nạc nói riêng và các chất hóa học nói chung thì chúng tôi sẽ không mua nữa. Chúng tôi sẵn sàng thay đổi mẫu thử, cập nhật mẫu thử liên tục nếu bộ y tế công bố bổ sung thêm bất kì chất độc hại nào”, chị Nguyệt đưa ra ý tưởng.Chị Minh Nguyệt (Q10, TP.HCM) đề xuất ngành chức năng nên có giải pháp trực tiếp và cụ thể, ví dụ sản xuất ra các loại thuốc thử (giấy quì, dung dịch, máy đo hàm lượng…) để người nội trợ có thể mang theo đi chợ.

Anh Thanh, chuyên bỏ mối thịt heo ở Thủ Đức cho biết cửa hàng của anh rất chú trọng đến uy tín nên luôn chọn nguồn thịt có nguồn gốc rõ ràng để kinh doanh đã nhiều năm nay.

Theo anh Thanh, trách nhiệm thuộc về các cơ quan chuyên trách, phải theo dõi tận gốc từ những lò mổ để có biện pháp ngăn chặn chứ những người bán thịt là đại lý cấp 3, cấp 4, có khi còn khó phân biệt chất lượng thịt, huống chi người dân.

Người tiêu dùng khó phân biệt

PGS.TS Lê Văn Thọ cho rằng đối với người tiêu dùng bằng mắt thường thì khó mà nhận biết được những miếng thịt heo nào là có tồn dư thuốc an thần hoặc không.

“Tuy nhiên qua các biểu hiện bất thường trên những miếng thịt heo được bày bán ở các sạp nếu có màu sắc thật bắt mắt như đỏ tươi bất thường, sờ tay vào thấy rất dính, thịt dẻo hơn, thì người mua nên nghi ngờ đây là thịt heo có tiêm thuốc an thần. Nếu dưới quày thịt thấy có nước rỉ ra nhiều và đọng lại trên bàn, thỉnh thoảng người bán phải lau khô nước thì nghi ngờ đó là thịt heo bị bơm nước. Còn nếu thấy thịt heo có phần thịt nằm sát tới da và rất ít mỡ thì đó là những dấu hiệu cho người tiêu dùng nghi ngờ là heo có sử dụng chất cấm để kích thích tăng trọng”, PGS.TS Lê Văn Thọ đưa ra chỉ dẫn.


Ảnh hưởng thần kinhPGS.TS Lê Văn Thọ đưa ra khuyến cáo người giết mổ không được phép tiêm thuốc an thần cho heo trước khi giết mổ vì làm như vậy là vi phạm qui định về vệ sinh an toàn thực phẩm, sau là vi phạm về đạo đức nghể nghiệp. 

PGS.TS Lê Văn Thọ, trường ĐH Nông Lâm TP.HCM cho biết nếu người tiêu dùng ăn phải thịt heo có tiêm thuốc an thần (Acepromazine) vài giờ trước khi giết mổ, chưa đủ thời gian ngừng thuốc theo quy định (phải ngưng thuốc từ 5-7 ngày trước khi mổ) thì thuốc an thần chưa bài thải ra khỏi cơ thể heo, trong thịt sẽ tồn dư một lượng thuốc với nồng độ khá cao.


Đồng quan điểm này, PGS. TS Phạm Ngọc Thạch, trưởng Bộ môn Nội - Chẩn - Dược - Độc chất , Học viện Nông nghiệp Việt Nam cho biết thêm người ăn phải những sản phẩm như thịt heo còn tồn dư thuốc an thần có thể bị ảnh hưởng về thần kinh và về lâu dài đó có thể là mầm mống của bệnh ung thư.“Nếu ăn một lần thì chưa có biểu hiện gì, nhưng nếu dùng lặp đi lặp lại thì sẽ gây ra một số triệu chứng như giãn nở các mạch máu đưa đến hạ huyết áp, hô hấp không đều, run tay run chân, khô miệng, rối loạn giấc ngủ, những triệu chứng này khá nghiêm trọng nhất là đối với những người già và trẻ em”, bác sĩ chuyên khoa 2 Trần Ngọc Lưu Phương, phó khoa Tiêu hóa - Gan mật, bệnh viện Nguyễn Tri Phương (TP.HCM) cho biết.

Để thịt ngon, đẹp mà vẫn sạch?

Đối với những người làm công việc giết mổ là vẫn có cách để có thịt heo ngon và đẹp sau khi giết mổ bằng cách:

-         Sau khi thu mua heo về, phải cho heo nghỉ ngơi một thời gian trước khi giết mổ và phải nhốt ở nơi thoáng mát, không quá chật chội, nóng bức.

-         Khi giết mổ phải áp dụng biện pháp gây choáng nhanh để không gây đau đớn, tránh stress kéo dài cho heo thì sẽ có được quầy thịt ngon và đẹp một cách tự nhiên và không phạm luật.
 

PGS.TS Lê Văn Thọ

Ý kiến bạn đọc

Bài viết bạn có thể quan tâm

Tin đọc nhiều nhất

GIẢI PHÁP HIỆU QUẢ VỚI BỆNH VIÊM DA Ở CHÓ GIẢI PHÁP HIỆU QUẢ VỚI BỆNH VIÊM DA Ở CHÓ 275
BỆNH CẦU TRÙNG TRÊN GÀ-CÁCH PHÒNG TRỊ HIỆU QUẢ NHẤT BỆNH CẦU TRÙNG TRÊN GÀ-CÁCH PHÒNG TRỊ HIỆU QUẢ NHẤT 240
TIÊU CHẢY PHÂN TRẮNG, PHÂN XANH Ở GÀ  (BỆNH BẠCH LỴ & THƯƠNG HÀN) TIÊU CHẢY PHÂN TRẮNG, PHÂN XANH Ở GÀ (BỆNH BẠCH LỴ & THƯƠNG HÀN) 50
GIẢI PHÁP PHÒNG TRỊ HIỆU QUẢ DỊCH TIÊU CHẢY CẤP Ở HEO GIẢI PHÁP PHÒNG TRỊ HIỆU QUẢ DỊCH TIÊU CHẢY CẤP Ở HEO 604
BỆNH TAI XANH CÓ NHỮNG BIỂU HIỆN ĐẶC TRƯNG GÌ? BỆNH TAI XANH CÓ NHỮNG BIỂU HIỆN ĐẶC TRƯNG GÌ? 185
BỆNH MẮT Ở CHÓ : CÁCH CHỌN ĐÚNG THUỐC-TRỊ ĐÚNG BỆNH BỆNH MẮT Ở CHÓ : CÁCH CHỌN ĐÚNG THUỐC-TRỊ ĐÚNG BỆNH 54
BỆNH HÔ HẤP MÃN TÍNH (CRD) Ở GÀ BỆNH HÔ HẤP MÃN TÍNH (CRD) Ở GÀ 97
CÁCH PHÒNG TRỊ HIỆU QUẢ BỆNH HÔ HẤP Ở HEO CÁCH PHÒNG TRỊ HIỆU QUẢ BỆNH HÔ HẤP Ở HEO 421
CÁCH PHÒNG VÀ TRỊ HIỆU QUẢ BỆNH LONG MÓNG LỞ MỒM CÁCH PHÒNG VÀ TRỊ HIỆU QUẢ BỆNH LONG MÓNG LỞ MỒM 48
BỆNH CRD VÀ CRD GHÉP E.COLI (C-CRD) Ở GIA CẦM BỆNH CRD VÀ CRD GHÉP E.COLI (C-CRD) Ở GIA CẦM 110