Chăm Sóc - Phòng Trị Bệnh Trên Bò, Dê, Cừu, Ngựa

Chăm Sóc - Phòng Trị Bệnh Trên Bò, Dê, Cừu, Ngựa

BỆNH VIÊM VÚ TRÊN BÒ SỮA

1. Giới thiệu

Bệnh viêm vú ít gây chết bò nhưng gây thiệt hại rất lớn cho người chăn nuôi vì làm giảm sản lượng và chất lượng sữa, loại thải bò sớm, tốn chi phí điều trị, tồn dư kháng sinh trong sữa....
Theo một số khảo sát gần đây cho thấy tỷ lệ bò bị viêm vú tiềm ẩn ở khu vực Miền Đông Nam bộ khoảng từ 65,3% đến 88,6% và tỷ lệ bầu vú bị viêm từ 36,8% - 63,2%.

2. Nguyên nhân gây bênh

Bệnh chủ yếu do vi khuẩn (S. agalactiae, S. dysgalactiae, S. aureus, S. uberis, E. coli ...) và một số ít do nấm.
Một số yếu tố thuận lợi gây viêm vú:

  • Bản thân bò: bò già, sản lượng sữa cao, bầu vú thấp, giống ngoại thuần … đều có nhiều nguy cơ bị viêm vú.

  • Môi trường: chuồng trại dơ và nóng ẩm, vệ sinh dụng cụ vắt sữa không tốt, quy trình vắt sữa không đảm bảo …

  • Dinh dưỡng: khẩu phần mất cân đối, thiếu các vitamin và khoáng.

  • Bệnh: bại liệt sau khi sinh, xê tôn huyết … cũng làm tăng nguy cơ viêm vú.

3. Triệu chứng

Khi bò bị viêm vú có thể có triệu chứng toàn thân hoặc tại bầu vú tùy thuộc vào thể bệnh. Bệnh viêm vú thường được chia làm hai thể lâm sàng và tiềm ẩn. Thể lâm sàng được chia làm 3 dạng là quá cấp, cấp và mãn tính (Bảng 1).
Bảng 1: Đặc điểm các dạng viêm vú trên bò

Triệu chứng

Vú bình thường

Vú viêm tiềm ẩn

Vú viêm lâm sàng

Mãn tính

Cấp

Quá cấp

Toàn thân

-

-

-

-

+

Bầu vú

-

-

-/+

+

++

Sữa biến dạng

-

-

+

++

+++

Tế bào soma

-

+

+

++

+++

Mầm bệnh

-

+

+

++

+++

Chú thích: dấu (-): không có; dấu (+): có

  • Lâm sàng quá cấp: viêm vú xuất hiện rất nhanh trước hoặc sau khi đẻ. Bầu vú sung huyết, đau, nóng và sưng to (Hình 1 và 2). Con vật bị sốt, tắt sữa hoặc sữa hơi nhớt hoặc có máu.

  • Lâm sàng cấp tính: Viêm xuất hiện rất nhanh ở bầu vú nhưng bò không có dấu hiệu toàn thân. Bầu vú bò cũng đỏ, sưng, đau và nóng. Dạng này tiến triển chậm hơn thể quá cấp, có thể kéo dài vài tuần, một số trường hợp có thể gây chết bò. Thể này có thể xảy ra ở tất cả các giai đoạn của chu kỳ sữa. Sữa sệt như kem, đôi khi có màu hơi xanh, mùi thối.

  • Mãn tính: bầu vú viêm tương đối nhẹ, có thể kéo dài vài tháng, thậm chí cả năm. Triệu chứng ở bầu vú không rõ, có thể sờ thấy một số nơi của bầu vú bị hoá xơ sau khi vắt sữa. Sữa có thể có hoặc không cục đông vón trong những giọt sữa đầu.

  • Viêm tiềm ẩn: bò không có biểu hiện bất kỳ triệu chứng nào. Toàn thân hoàn toàn bình thường, sữa cũng không bị biến đổi hay có mủ. Nhưng tế bào soma trong sữa tăng.

4. Điều trị

Việc điều trị viêm vú thường kéo dài từ 5 – 8 ngày mới có hiệu quả. Ngoài ra, trong những trường hợp có triệu chứng toàn thân cần trị thêm kháng viêm, bổ sung chất điện giải và hạ sốt cho bò.

  • Viêm vú lâm sàng thể quá cấp tính và cấp tính: vắt sữa bỏ thường xuyên (5 – 6 lần/ngày), có thể chích BIO-OXYTOCIN trước mỗi lần vắt. Chích BIO-CEP 5 (1 ml/50 kg thể trọng/ngày, trong 5 – 7 ngày) hoặc BIO-CEFQUIN (1 ml/25 kg thể trọng/ngày, trong 5 – 7 ngày) hoặc BIO TETRA 200 LA (1 ml/10 kg thể trọng, chích 1 liều, hoặc có thể lặp lại sau 2 – 3 ngày) và chích thêm kháng viêm - hạ sốt như BIO- DICLOFENAC (1 ml/10 kg thể trọng/ngày, trong 3 – 5 ngày) hoặc BIO-KETOSOL 100 (1 ml/33 kg thể trọng/ngày, trong 5 - 7 ngày). Ngoài ra có thể bổ sung chất điện giải cho bò bằng BIO-ELECTROLYTES (50 g thuốc/con/ngày, trộn với thức ăn hoặc nước uống, bổ sung đến khi hết bệnh).

  • Viêm vú lâm sàng mãn tính và viêm vú tiềm ẩn: bơm BIO-MAS RED (1 ống/vú/lần x 2 lần/ngày liên tục 4 – 5 ngày) hoặc BIO-CEP MAS (1 ống/vú/ngày, trong 5 – 8 ngày). Tiêm thêm BIO-FLUNIXIN (1 ml/25 kg/ngày, trong 2 – 3 ngày) hoặc BIO- DICLOFENAC từ 3 – 5 ngày. Sau khi điều trị 4 – 5 ngày nếu không khỏi, tiếp tục điều trị bớm vú thêm khoảng 3 ngày kết hợp với chích một trong các thuốc sau: BIO-TYLO 200 hoặc BIO-CEP 5 hoặc BIO-CEFQUIN.

5. Phòng bệnh

  • Sát trùng chuồng trại với thuốc BIOXIDE hoặc BIOSEPT ®: pha 2,5 ml thuốc với 1 lít nước và phun 1 lít thuốc đã pha cho khoảng 2,5 – 3 m² diện tích. Nên thực hiện sát trùng mỗi tuần 1 lần.

  • Sát trùng dụng cụ vắt sữa sau mỗi lần vắt: pha 1 ml thuốc BIOXIDE hoặc BIOSEPT ® với 1 lít nước và rửa dụng cụ, sau đó rửa lại bằng nước sạch.

  • Thực hiện đúng quy trình vắt sữa: tắm bò và rửa bầu vú sạch sẽ; lau khô bầu vú bằng giấy (mỗi vú một tờ) hoặc giẻ sạch, vắt bỏ vài giọt sữa đầu vào 1 cái xô riêng, tiến hành vắt sữa (bằng máy hoặc tay), và sau khi vắt xong nhúng vú với dung dịch sát trùng BIO-ANTI MAS BIO-MAS BLUENhững con bò khoẻ vắt trước, bò bị viêm vú vắt sau.

  • Lúc cạn sữa nên bơm BIO-MAS BLUE hoặc BIO-CEP MAS FORT để phòng viêm vú lúc cạn sữa và chu kỳ sau. BIO-ANTI MAS

  • Chú ý khẩu phần: cân đối giữa tinh và thô, bổ sung đầy đủ can xi và các vitamin ADE: Giai đoạn vắt sữa bổ sung BIO-CALCIPADE ® khoảng 300 g/con/ngày, cho ăn hàng ngày và chia làm 2 cử ăn. Giai đoạn cạn sữa bổ sung BIO-CALCIPADE ® khoảng 100 g/con/ngày và BIO-CALCIVIT (CATTLE…..) khoảng 50g/con/ngày, có thể cho hai loại thuốc này ăn riêng hoặc trộn chung với nhau. Khoảng 5 ngày trước khi đẻ thì bắt đầu bổ sung BIO-CALCIPADE ® khoảng 300 g/con/ngày, chia làm 2 cử ăn và cho ăn trong suốt thời gian vắt sữa.

TS Nguyễn Kiên Cường
Cố vấn kỹ thuật công ty liên doanh BIO-PHARMACHEMIE

Ý kiến bạn đọc

Bài viết bạn có thể quan tâm

Tin đọc nhiều nhất

GIẢI PHÁP HIỆU QUẢ VỚI BỆNH VIÊM DA Ở CHÓ GIẢI PHÁP HIỆU QUẢ VỚI BỆNH VIÊM DA Ở CHÓ 275
BỆNH CẦU TRÙNG TRÊN GÀ-CÁCH PHÒNG TRỊ HIỆU QUẢ NHẤT BỆNH CẦU TRÙNG TRÊN GÀ-CÁCH PHÒNG TRỊ HIỆU QUẢ NHẤT 240
TIÊU CHẢY PHÂN TRẮNG, PHÂN XANH Ở GÀ  (BỆNH BẠCH LỴ & THƯƠNG HÀN) TIÊU CHẢY PHÂN TRẮNG, PHÂN XANH Ở GÀ (BỆNH BẠCH LỴ & THƯƠNG HÀN) 50
GIẢI PHÁP PHÒNG TRỊ HIỆU QUẢ DỊCH TIÊU CHẢY CẤP Ở HEO GIẢI PHÁP PHÒNG TRỊ HIỆU QUẢ DỊCH TIÊU CHẢY CẤP Ở HEO 604
BỆNH TAI XANH CÓ NHỮNG BIỂU HIỆN ĐẶC TRƯNG GÌ? BỆNH TAI XANH CÓ NHỮNG BIỂU HIỆN ĐẶC TRƯNG GÌ? 185
BỆNH MẮT Ở CHÓ : CÁCH CHỌN ĐÚNG THUỐC-TRỊ ĐÚNG BỆNH BỆNH MẮT Ở CHÓ : CÁCH CHỌN ĐÚNG THUỐC-TRỊ ĐÚNG BỆNH 54
BỆNH HÔ HẤP MÃN TÍNH (CRD) Ở GÀ BỆNH HÔ HẤP MÃN TÍNH (CRD) Ở GÀ 97
CÁCH PHÒNG TRỊ HIỆU QUẢ BỆNH HÔ HẤP Ở HEO CÁCH PHÒNG TRỊ HIỆU QUẢ BỆNH HÔ HẤP Ở HEO 421
CÁCH PHÒNG VÀ TRỊ HIỆU QUẢ BỆNH LONG MÓNG LỞ MỒM CÁCH PHÒNG VÀ TRỊ HIỆU QUẢ BỆNH LONG MÓNG LỞ MỒM 48
BỆNH CRD VÀ CRD GHÉP E.COLI (C-CRD) Ở GIA CẦM BỆNH CRD VÀ CRD GHÉP E.COLI (C-CRD) Ở GIA CẦM 110