Chăm Sóc - Phòng Trị Bệnh Trên Bò, Dê, Cừu, Ngựa

Chăm Sóc - Phòng Trị Bệnh Trên Bò, Dê, Cừu, Ngựa

PHÒNG TRỊ MỘT SỐ BỆNH HÔ HẤP THƯỜNG GẶP TRÊN DÊ

Giới thiệu
Bệnh hô hấp gây thiệt hại kinh tế đáng kể cho chăn nuôi dê do tốn chi phí điều trị, giảm năng suất và có thể chết dê. Các bệnh hô hấp thường gặp trên dê là tụ huyết trùng và viêm phổi – màng phổi truyền nhiễm. Các yếu tố stress như cai sữa, vận chuyển, thay đổi khẩu phần, thay đổi thời tiết và mật độ cao … là những yếu tố thuận lợi phát bệnh hô hấp.
Bệnh tụ huyết trùng do Pasteurella multocidaP. Mannheimia haemolytica gây ra. Bệnh có thể lây qua đường tiêu hóa và hô hấp. Dê bệnh có triệu chứng sốt cao, biếng ăn, giảm nhai lại, thở gấp, chảy dịch mủ ở mũi và mắt. Dê con nhạy cảm hơn dê trưởng thành và có thể chết không triệu chứng.
Bệnh viêm phổi – màng phổi truyền nhiễm là bệnh cấp tính do Mycoplasma capricolum capripneumoniae gây ra. Bệnh xảy ra nhanh và lây lan mạnh, tỷ lệ nhiễm (100%) và chết rất cao (80 – 100%). Bệnh lây chủ yếu qua không khí (khoảng cách có thể đến 50 m) hoặc tiếp xúc trực tiếp với thú bệnh. Triệu chứng bệnh chủ yếu là khó thở trầm trọng, chảy nước mũi, ho và sốt. Dạng quá cấp có thể gây chết trong 1 – 3 ngày không triệu chứng; ở dạng cấp tính thú sốt cao (41 – 43C), lờ đờ, biếng ăn, sau 2 – 3 ngày sẽ ho và thở khó. Giai đoạn cuối của bệnh, dê không có khả năng di chuyển, đứng với 2 chân trước dang rộng, cổ cứng và duỗi thẳng. Dê mang thai có thể xảy thai.
 

Hình 1: Dê viêm phổi chảy dịch mủ

Hình 2: Viêm phổi có sợi fibrin và hóa gan
Điều trị
Sử dụng các loại kháng sinh sau để trị bệnh hô hấp: BIO PENI-STREPTO (1 ml /10 kg thể trọng /ngày, từ 3 – 5 ngày), BIO GENTA-TYLOSIN (1 ml /20 kg thể trọng/ngày, trong 3 – 5 ngày), BIO-CEFALEXIN (1 ml /10 kg thể trọng/ngày, trong 5 ngày), BIO-CEP 5 (1 ml /20 kg thể trọng/ngày, trong 3 – 5 ngày). Sau 3 ngày điều trị nếu không hiệu quả có thể dùng BIO-TULACIN 100 (1 ml/40 kg, tiêm 1 liều duy nhất) hoặc BIO-TYLOSIN DC (1 ml/8 kg thể trọng , 1 lần/ngày, trong 3 – 5 ngày, lưu ý khi dùng BIO-TYLOSIN DC thì không cần dùng thêm kháng viêm hoặc trợ hô hấp khác). Ngoài kháng sinh, cần dùng thêm kháng viêm hạ sốt BIO-KETOSOL 100 (liều 1 ml/33 kg thể trọng, 1 lần/ngày, trong 3 – 5 ngày). Có thể dùng thêm BIO-BROMHEXINE (1 ml/10 kg thể trọng, từ 1 – 2 lần/ngày cho đến khi hết bệnh) để trợ hô hấp.
Phòng bệnh
Bảo đảm mật độ chăn nuôi hợp lý, chuồng trại khô ráo, sạch sẽ và thông thoáng; hạn chế stress (do cai sữa, vận chuyển, thời tiết …),
Tiêm vắc xin phòng bệnh đầy đủ và đúng liệu trình, nhất là bệnh tụ huyết trùng.
Khi mua dê mới nên cách ly khoảng 2 tuần, nếu không có biểu hiện bệnh mới cho nhập chung với đàn.
Sát trùng chuồng trại và dụng cụ chăn nuôi hàng tuần với các thuốc khử trùng BIOKON hoăc BIODINE. Chú ý rửa sạch chuồng trại trước khi phun thuốc.
TS. NGUYỄN KIÊN CƯỜNG 
Cố vấn kỹ thuật Công ty LD- Biopharmachemie

Ý kiến bạn đọc

Bài viết bạn có thể quan tâm

Tin đọc nhiều nhất

GIẢI PHÁP HIỆU QUẢ VỚI BỆNH VIÊM DA Ở CHÓ GIẢI PHÁP HIỆU QUẢ VỚI BỆNH VIÊM DA Ở CHÓ 275
BỆNH CẦU TRÙNG TRÊN GÀ-CÁCH PHÒNG TRỊ HIỆU QUẢ NHẤT BỆNH CẦU TRÙNG TRÊN GÀ-CÁCH PHÒNG TRỊ HIỆU QUẢ NHẤT 240
TIÊU CHẢY PHÂN TRẮNG, PHÂN XANH Ở GÀ  (BỆNH BẠCH LỴ & THƯƠNG HÀN) TIÊU CHẢY PHÂN TRẮNG, PHÂN XANH Ở GÀ (BỆNH BẠCH LỴ & THƯƠNG HÀN) 50
GIẢI PHÁP PHÒNG TRỊ HIỆU QUẢ DỊCH TIÊU CHẢY CẤP Ở HEO GIẢI PHÁP PHÒNG TRỊ HIỆU QUẢ DỊCH TIÊU CHẢY CẤP Ở HEO 604
BỆNH TAI XANH CÓ NHỮNG BIỂU HIỆN ĐẶC TRƯNG GÌ? BỆNH TAI XANH CÓ NHỮNG BIỂU HIỆN ĐẶC TRƯNG GÌ? 185
BỆNH MẮT Ở CHÓ : CÁCH CHỌN ĐÚNG THUỐC-TRỊ ĐÚNG BỆNH BỆNH MẮT Ở CHÓ : CÁCH CHỌN ĐÚNG THUỐC-TRỊ ĐÚNG BỆNH 54
BỆNH HÔ HẤP MÃN TÍNH (CRD) Ở GÀ BỆNH HÔ HẤP MÃN TÍNH (CRD) Ở GÀ 97
CÁCH PHÒNG TRỊ HIỆU QUẢ BỆNH HÔ HẤP Ở HEO CÁCH PHÒNG TRỊ HIỆU QUẢ BỆNH HÔ HẤP Ở HEO 421
CÁCH PHÒNG VÀ TRỊ HIỆU QUẢ BỆNH LONG MÓNG LỞ MỒM CÁCH PHÒNG VÀ TRỊ HIỆU QUẢ BỆNH LONG MÓNG LỞ MỒM 48
BỆNH CRD VÀ CRD GHÉP E.COLI (C-CRD) Ở GIA CẦM BỆNH CRD VÀ CRD GHÉP E.COLI (C-CRD) Ở GIA CẦM 110