Chăm Sóc - Phòng Trị Bệnh Trên Cá

Chăm Sóc - Phòng Trị Bệnh Trên Cá

MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG LƯƠN GIỐNG

Tổng quan:

Lươn là nguồn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao nên nhu cầu tiêu thụ lươn thịt ngày càng nhiều. Do vậy có nhiều người tìm mua lươn con về nuôi thành lươn thương phẩm để bán. Trong khi lươn đẻ vớt trong tự nhiên ngày một khang hiếm, cho nên hiện nay có rất nhiều trại nuôi lươn đẻ, ương lươn giống hình thành và phát triển khá mạnh ĐBSCL nhất là tỉnh Vĩnh Long.
Tuy nhiên tỉ lệ lươn đẻ trứng, ấp nở ương lươn đến khi thành lươn giống thì có tỉ lệ hao hụt còn cao, chất lượn lươn giống chưa ổn định, nhất là lươn giống sau khi chuyển sang nuôi thịt, lươn hay bị bệnh, chậm lớn, phân đàn rất nhiều… nhu cầu tìm mua nguồn lươn giống với số lượng lớn, ổn định, giống khỏe mạnh, có chất lượng… là nhu câu có thật, rất cần thiết.
 
Một số biện pháp giúp nâng cao chất lượng lươn giống:

  • Nguồn nước:

Tuyệt đối không lấy nước nhiễm phèn, nhiễm mặn, nhiễm hóa chất kim loại nặng, ô nhiễm…
Nguồn nước cung cấp cho luơn mẹ và bể ương lươn con  đạt tiêu chuẩn sinh hoạt càng tốt.
Nguồn nước sạch sau khi lắng lọc, được khử trùng bằng Iodine để loại bỏ vi khuẩn, nấm …có hại cho lươn.

  • Nuôi vỗ lươn bố mẹ:

Chọn lươn bố mẹ khỏe mạnh nuôi vỗ cho lươn sinh sản: ( tỉ lệ con cái nhiều hơn con đực, có thể 2 cái 1 đực hoặc 3 cái 2 đực).
Lươn là loài lưỡng tính lúc nhỏ là con cái, nhưng sau khi đẻ 1 thời gian thì lươn thành lươn đực. Nên chọn lươn về nuôi vỗ đẻ sai nhất là (con cái dài khoảng 25 - 30 cm và con đực dài trên 45 cm).
Khẩu phần cho lươn sinh sản ăn:  Lươn có thể ăn thức ăn tự nhiên như cá nhỏ, tép, ốc, trùn quế… lươn cũng có thể ăn thức ăn công nghiệp đạm cao > 42 độ đạm. Tuy nhiên, để đủ dưỡng chất khi cho ăn thức ăn công nghiệp, cần bổ sung thêm
BIO SELEVIT-E liều 1- 2ml/ 10kg thể trọng và chất dinh dưỡng BIO NUTRI-FISH liều 10g/kg thức ăn và BIO-VITAMIN C 10% FOR FISH liều 1 - 2g/kg thức ăn, cho ăn trong quá trình nuôi vỗ. Mỗi ngày cho lươn ăn 1 cữ chiều. Nhờ đó giúp lươn đẻ nhiều trứng, tăng tỉ lệ trứng có phôi, trứng có chất lượng tốt, tăng tỉ lệ trứng nở…
 

Trại sản xuất lươn giống chất lượng cao tại Vĩnh Long
 

  •  Ấp trứng:

Sau khi nuôi vỗ lươn bố mẹ khoảng 2 tháng chúng sẽ đẻ trứng. Lươn đẻ trứng vào ban đêm, vớt trứng vào buổi sáng, rửa sạch đưa vào khay (hoặc thau nhựa) chứa nước có pha sẵn sản phẩm BIO-PARACIDE FOR AQUACULTURE chứa hoạt chất Bronopol liều 100ppm (và ngâm trong 30 phút). Mục đích loại bỏ vi khuẩn, vi nấm, nguyên sinh động vật gây bệnh.
            Tiếp theo thay nước mới có sục khí 24/24 và ấp trong khoảng 5 - 7 ngày trứng sẽ nở hết. Chuyển lươn con qua khay mới (hoặc thau nhựa) có sục khí và thay nước mỗi ngày.

  • Ương nuôi lươn con:

Khu vực ấp và ương trứng phải sạch sẽ, có mái che, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp…
Sau khoảng 3 - 4 ngày lươn con tiêu hết noãn hoàng, bắt đầu cho lươn ăn trùn chỉ (trùn chỉ cũng phải ngâm rửa bằng 
BIO-PARACIDE FOR AQUACULTURE liều 100ppm trong 15 phút để loại bỏ mầm bệnh vi nấm, bệnh nhiễm khuẩn….) lượng thức ăn chiếm 8 -10% so trọng lượng thân.
Sau 3 tuần cho ăn trùn chỉ thì tập cho lươn ăn thức ăn công nghiệp đạm > 40 độ đạm. Trong quá trình cho lươn ăn thức ăn công nghiệp, nhằm giúp lươn giống có sức khỏe tốt, ít bệnh, ít hao hụt, lớn nhanh … trong khẩu phần thức ăn cho lươn ăn, thường xuyên bổ sung thêm men tiêu hóa BIOZYME FOR FISH,
BIO-VITAMIN C 10% FOR FISH và BIO NUTRI-FISH giúp tăng sức kháng bệnh cho lươn. cho lươn con ăn ngày 3- 4 cữ, lượng thức ăn chiếm 4 – 8% so trọng lượng thân .
Thay nước và xi phông cặn bã, chất bẩn… mỗi ngày ít nhất 2 lần.
Trong quá trình ương nuôi lươn giống sau 3 - 4 tuần có thể lọc sàn (phân cỡ) cỡ lớn nuôi riêng, cỡ nhỏ nuôi riêng nhằm tránh lươn dành ăn. Sau đó 2 – 3 tuần tiếp tục phân cỡ lần nữa.

 Ương nuôi lươn giống

Sau hơn 2 tháng ương thì lươn lớn đạt trung bình khoảng 500 con/1kg thì lúc này có thể sang bể nuôi lươn thương phẩm hoặc bán cho các trại chuyên nuôi lươn thịt. Nuôi lươn thịt có thể nuôi trong bể xi măng, hoặc bể lót bạt có để giá thể chùm nilon, hay vỉ tre…tùy điều kiện hộ nuôi.

Một số sản phẩm chuyên dùng cho lươn

 

 
Đặng Hồng Đức

                                                                                          Cố vấn kỹ thuật thủy sản Công ty liên doanh Bio-Pharmachemie

 

 

Ý kiến bạn đọc

Bài viết bạn có thể quan tâm

Tin đọc nhiều nhất

GIẢI PHÁP HIỆU QUẢ VỚI BỆNH VIÊM DA Ở CHÓ GIẢI PHÁP HIỆU QUẢ VỚI BỆNH VIÊM DA Ở CHÓ 275
BỆNH CẦU TRÙNG TRÊN GÀ-CÁCH PHÒNG TRỊ HIỆU QUẢ NHẤT BỆNH CẦU TRÙNG TRÊN GÀ-CÁCH PHÒNG TRỊ HIỆU QUẢ NHẤT 240
TIÊU CHẢY PHÂN TRẮNG, PHÂN XANH Ở GÀ  (BỆNH BẠCH LỴ & THƯƠNG HÀN) TIÊU CHẢY PHÂN TRẮNG, PHÂN XANH Ở GÀ (BỆNH BẠCH LỴ & THƯƠNG HÀN) 50
GIẢI PHÁP PHÒNG TRỊ HIỆU QUẢ DỊCH TIÊU CHẢY CẤP Ở HEO GIẢI PHÁP PHÒNG TRỊ HIỆU QUẢ DỊCH TIÊU CHẢY CẤP Ở HEO 604
BỆNH TAI XANH CÓ NHỮNG BIỂU HIỆN ĐẶC TRƯNG GÌ? BỆNH TAI XANH CÓ NHỮNG BIỂU HIỆN ĐẶC TRƯNG GÌ? 185
BỆNH MẮT Ở CHÓ : CÁCH CHỌN ĐÚNG THUỐC-TRỊ ĐÚNG BỆNH BỆNH MẮT Ở CHÓ : CÁCH CHỌN ĐÚNG THUỐC-TRỊ ĐÚNG BỆNH 54
BỆNH HÔ HẤP MÃN TÍNH (CRD) Ở GÀ BỆNH HÔ HẤP MÃN TÍNH (CRD) Ở GÀ 97
CÁCH PHÒNG TRỊ HIỆU QUẢ BỆNH HÔ HẤP Ở HEO CÁCH PHÒNG TRỊ HIỆU QUẢ BỆNH HÔ HẤP Ở HEO 421
CÁCH PHÒNG VÀ TRỊ HIỆU QUẢ BỆNH LONG MÓNG LỞ MỒM CÁCH PHÒNG VÀ TRỊ HIỆU QUẢ BỆNH LONG MÓNG LỞ MỒM 48
BỆNH CRD VÀ CRD GHÉP E.COLI (C-CRD) Ở GIA CẦM BỆNH CRD VÀ CRD GHÉP E.COLI (C-CRD) Ở GIA CẦM 110