Chăm Sóc - Phòng Trị Bệnh Trên Cá

Chăm Sóc - Phòng Trị Bệnh Trên Cá

PHÒNG BỆNH XUẤT HUYẾT, LỞ LOÉT Ở CÁ MÚ NUÔI LỒNG BÈ TRONG MÙA NẮNG NÓNG

Việt Nam có diện tích bờ biển dài, có nhiều vịnh, hải đảo… rất thích hợp cho việc nuôi cá biển như cá Mú (cá Song), cá chim, cá giò…trong lồng bè. Hàng năm nghề nuôi cá biển thu hoạch sản lượng thủy sản rất lớn, góp phần nâng cao đời sống bà con ven biển.
Nhiều làng bè đã được hình thành nhiều năm, nhiều hộ nuôi thành công. Tuy nhiên, thời gian gần đây cũng có không ít bà con gặp lao đao thu lỗ, do cá bị bệnh chết.
Có nhiều bệnh xảy ra trên cá như bệnh do ký sinh trùng, bệnh xuất huyết, lở loét (ghẻ), bệnh đường ruột….trong đó bệnh xuất huyết lở loét vào mùa nắng nóng làm cho các cá mú chết hàng loạt gây thiệt hại lớn cho bà con nuôi cá lồng bè, nhất là vùng duyên hải Nam Trung bộ và Nam bộ hiện nay.

 

Làng Bè nuôi thủy sản Bình Hưng

 

Tìm hiểu nguyên nhân:
Bệnh xuất huyết lở loét là do vi khuẩn Vibrio sp gây ra trên cá Mú biển nuôi trong mô hình lồng bè với mật độ dày, lồng bè hình thành nhiều năm, môi trường nước nuôi bị ô nhiễm, kết hợp thời tiết nắng nóng làm cho vi khuẩn có hại gây bệnh cá bùng phát, tấn công cá Mú nuôi làm cá bị bệnh và chết hàng loạt.
Biểu hiện bệnh:
Dấu hiệu đầu tiên là cá giảm ăn, hoặc bỏ ăn, bơi lờ đờ trên mặt nước. Vớt  cá lên quan sát cá bị lở loét, hoặc xuất huyết, da cá sậm màu…Cá bị nặng thì vết loét lở rộng và sâu, vây nhợt nhạt…Các tác nhân cơ hội như nấm, protozoa, ký sinh trùng tấn công vết loét làm cho bệnh nặng thêm và gây cá chết nhanh hơn.         

 
Cá Mú con bị bệnh xuất huyết, lở loét


Giải pháp phòng ngừa:

Nâng cao sức khỏe cho cá Mú nuôi.
Chọn mua giống uy tín, rõ nguồn gốc: Giống mua về nên tắm nước ngọt từ 3 -5 phút để ngăn chặn bớt mầm bệnh do Vibrio sp gây ra, đồng thời vớt loại bỏ cá con yếu.
Kế tiếp tắm
BIO-OXYTETRA FOR AQUACULTURE  liều 100g/ 1 khối nước trong vòng 1 giờ đồng hồ.
 Trong khẩu phần ăn, nên bổ sung thường xuyên Vitamin C mỗi cữ ăn. Đối cá nhỏ trộn bổ sung thêm BIO NUTRI-FISH (dinh dưỡng cho cá con). Đối cá chậm lớn thì bổ sung thêm
BIO-METASAL FOR AQUACULTURE với thành phần Butaphosphan ,B12, Vitamin C, thúc đẩy chuyển hóa thức ăn thành dinh dưỡng (tăng biến dưỡng).

 

Trong thời tiết nắng nóng thì có thể bổ sung thêm chất điện giải (ELECTROLYTES), giúp cân bằng điện giải trong cơ thể, giúp cá khỏe mạnh.
Giữ môi trường sạch và thông thoáng:

Vệ sinh bè trước khi thả cá, trong quá trình nuôi luôn giữ môi trường nước tốt cho đời sống động vật thủy sản. Đảm bảo oxy hòa tan, tránh nước ô nhiễm (có thể chạy máy cung cấp oxy cho lồng bè khi trong vịnh đứng nước, giúp hạn chế cá bị shock). Kiểm tra lồng bè thường xuyên, không để thức ăn dư thừa nhất là sau các đợt mưa lớn hoặc thay đổi thời tiết. Phát hiện và xử lý kịp thời cá bị bệnh, không để phát triển lây lan thành dịch.
Trị bệnh:

Dùng kháng sinh BIO-OXYTETRA FOR AQUACULTURE hoặc BIO-DOXY 500 FOR AQUACULTURE cho cá ăn liên tục từ 5 - 7 ngày. Liều trung bình 0,1g/ kg cá, dùng trong 5 -7 ngày. Sau khi dùng kháng sinh. Dùng men tiêu hóa BIO-VIZYME NEW FOR FISH cấy lại men vi có lợi đường ruột, cũng như kết hợp sản phẩm BIO-SORBITOL FOR FISH (với thành phần chính là Sorbitol, Lysin, Methionine, Inositol, Taurine, các Vitamin nhóm B…) giúp tăng cường chức năng gan. Cho cá ăn trong 7 ngày. Mục đích ngăn chặn cá bỏ ăn sau khi dùng kháng sinh, kích thích cá bắt mồi, tiêu hóa tốt thức ăn. Đồng thời tắm BIO-PARACIDE FOR AQUACULTURE với thành phần Bronopol rất hiệu quả trong việc phòng trị nấm, protozoa, ký sinh trùng tấn công vết thương cá. Liều 10ml/ 1 lồng 40m2 (lúc nước tĩnh). Giúp cá mau lành bệnh.  

 
 
 

Đặng Hồng Đức
Trưởng Bộ Phận Thủy Sản


                                   
 

Ý kiến bạn đọc

Bài viết bạn có thể quan tâm

Tin đọc nhiều nhất

GIẢI PHÁP HIỆU QUẢ VỚI BỆNH VIÊM DA Ở CHÓ GIẢI PHÁP HIỆU QUẢ VỚI BỆNH VIÊM DA Ở CHÓ 275
BỆNH CẦU TRÙNG TRÊN GÀ-CÁCH PHÒNG TRỊ HIỆU QUẢ NHẤT BỆNH CẦU TRÙNG TRÊN GÀ-CÁCH PHÒNG TRỊ HIỆU QUẢ NHẤT 240
TIÊU CHẢY PHÂN TRẮNG, PHÂN XANH Ở GÀ  (BỆNH BẠCH LỴ & THƯƠNG HÀN) TIÊU CHẢY PHÂN TRẮNG, PHÂN XANH Ở GÀ (BỆNH BẠCH LỴ & THƯƠNG HÀN) 50
GIẢI PHÁP PHÒNG TRỊ HIỆU QUẢ DỊCH TIÊU CHẢY CẤP Ở HEO GIẢI PHÁP PHÒNG TRỊ HIỆU QUẢ DỊCH TIÊU CHẢY CẤP Ở HEO 604
BỆNH TAI XANH CÓ NHỮNG BIỂU HIỆN ĐẶC TRƯNG GÌ? BỆNH TAI XANH CÓ NHỮNG BIỂU HIỆN ĐẶC TRƯNG GÌ? 185
BỆNH MẮT Ở CHÓ : CÁCH CHỌN ĐÚNG THUỐC-TRỊ ĐÚNG BỆNH BỆNH MẮT Ở CHÓ : CÁCH CHỌN ĐÚNG THUỐC-TRỊ ĐÚNG BỆNH 54
BỆNH HÔ HẤP MÃN TÍNH (CRD) Ở GÀ BỆNH HÔ HẤP MÃN TÍNH (CRD) Ở GÀ 97
CÁCH PHÒNG TRỊ HIỆU QUẢ BỆNH HÔ HẤP Ở HEO CÁCH PHÒNG TRỊ HIỆU QUẢ BỆNH HÔ HẤP Ở HEO 421
CÁCH PHÒNG VÀ TRỊ HIỆU QUẢ BỆNH LONG MÓNG LỞ MỒM CÁCH PHÒNG VÀ TRỊ HIỆU QUẢ BỆNH LONG MÓNG LỞ MỒM 48
BỆNH CRD VÀ CRD GHÉP E.COLI (C-CRD) Ở GIA CẦM BỆNH CRD VÀ CRD GHÉP E.COLI (C-CRD) Ở GIA CẦM 110