Chăm Sóc - Phòng Trị Bệnh Trên Tôm

Chăm Sóc - Phòng Trị Bệnh Trên Tôm

GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC CHẬM LỚN TÔM THẺ

Trong những năm qua ngành nuôi tôm đã hình thành nhiều mô hình nuôi tôm công nghệ cao, tôm nuôi mật độ cao từ 200 – 300con/ 1m3 nước, góp phần đáng kể trong việc tăng sản lượng tôm nuôi khi thu hoạch. Tuy nhiên về bệnh dịch trên tôm cũng không giảm, các bệnh như bệnh virus đốm trắng (WSSV), bệnh phân trắng (WFD) hàng năm đều xảy ra trên tôm nuôi. Đặc biệt các vụ nuôi 2022 vừa qua, tôm nuôi lại xảy ra hiện tượng tôm chậm lớn, lệch cỡ, mềm vỏ và ngày một lang rộng nhất là tôm nuôi sau 1 hoặc 2 tháng tuổi, càng nuôi tốc độ tăng trưởng càng chậm. Tôm có dấu hiệu chết rải rát. Quan sát tôm nuôi thấy đường ruột trống, hệ thống gan tụy mờ nhạt…rất nhiều hồ tôm phải thu hoạch sớm hoặc xả bỏ (nếu tôm quá nhỏ).
Trong hội thảo khoa học ở “diễn đàn tôm Việt 2022” do Hội nghề cá, Tổng cục thủy sản tổ chức ngày 15/7/2022 tại Bạc Liêu. Tiến sĩ Trần Hữu Lộc (Giám đốc ShrimpVet Lab) cho biết  hiện tại không riêng Việt Nam mà Thái Lan, Ấn Độ… cũng xảy ra hiện tượng tôm nuôi chậm lớn, ngừng lớn gây thiệt hại lớn cho ngành nuôi tôm. Hiện tượng tôm nuôi chậm lớn có nhiều nguyên nhân: Nổi cộm hiện nay là tôm nhiễm vi bào tử trùng  Enterocytozoon hepatopenaei (viết tắt EHP) với mật độ cao, vi bào tử không những ký sinh trong ruột mà còn xâm nhập ký sinh trong hệ thống ống gan tụy làm quá trình tiêu hóa, quá trình biến dưỡng, hấp thu thức ăn của tôm nuôi bị ảnh hưởng do vậy tôm hấp thu kém chất dinh dưỡng để nuôi cơ thể, nên tôm bị chậm lớn, mềm vỏ, lệch cỡ….
Tôm thẻ bị nhiễm vi bào tử trùng  Enterocytozoon hepatopenaei (viết tắt EHP)

Con đường lây truyền bệnh vi bào tử trùng (EHP): có 3 tác nhân chính.
  •  Tôm giống bị nhiễm bệnh EHP : Do tôm bố mẹ bị nhiễm bệnh từ nguồn thức ăn tươi sống lây sang ấu trùng tôm.
  • Nhiễm từ tôm nuôi: Do tôm sống khỏe mạnh ăn tôm yếu chết hoặc phân tôm bị nhiễm bệnh EHP
  • Tôm bị nhiễm từ môi trường ao nuôi bị nhiễm EHP : Do vệ sinh ao hồ không sạch mầm bệnh.
Giải pháp khắc phục tổng hợp:
Giải pháp hữu hiệu trong việc điều trị các bệnh (virus, vi khuẩn, vi bào tử trùng…) trên tôm chính là phòng bệnh.  Người nuôi cần làm tốt các khâu sau để ngăn chặn, loại bỏ mầm bệnh từ xa thì bệnh khó xâm nhập lây lang cho tôm  nuôi.
1. Chọn tôm giống:
Chọn tôm giống sản xuất ở trại giống uy tín, có nguồn gốc rỏ ràng.
            Chọn tôm giống khỏe mạnh sạch bệnh, màu sắc tự nhiên.
            Sốc tôm giống qua nước ngọt hoặc sốc qua formalin để đánh giá tôm khỏe mạnh
            Xét nghiệm tôm giống PCR: xét nghiệm các chỉ tiêu như vi rus WSSV, vi bào tử trùng EHP, vi khuẩn gây hoại tử gan tụy cấp EMS...âm tính .
2. Chuẩn bị ao hồ trước khi thả giống:
Vệ sinh kỹ ao hồ, loại bỏ mầm bệnh ao nuôi tôm bằng vôi nung CaO, và thuốc khử trùng.
Nguồn nước nuôi tôm sau khi diệt mầm bệnh, được bổ sung khoáng chất và cấy vi sinh tạo môi trường chuẩn thích hợp cho tôm nuôi.
Trong quá trình nuôi tôm luôn duy trì nguồn nước đạt chuẩn sẵn sàng để cấp bổ sung cho ao tôm mỗi ngày sau khi xiphon nước ao nuôi tôm.
3. Chăm sóc sức khỏe tôm nuôi:
Trong quá trình nuôi tôm, cần theo dõi lượng thức ăn cho phù hợp tránh cho ăn dư thừa. Thức ăn nên bổ sung thêm ngay từ đầu Vitamin C liều 1g/1kg thức ăn, BIO-ACTIVIT FOR SHRIMP (là sản phẩm sinh học chứa thành phần Beta glucan và Mannan) liều 10ml/ kg thức ăn giúp tôm tăng sức đề kháng, tăng cường hệ miễn dịch, tăng khả năng phòng vệ cơ thể. Ngoài ra men vi sinh có lợi đường ruột BIOZYME FOR SHRIMP ® cũng như BIO-HEPATOL PLUS FOR AQUA (thành phần Choline, Betaine, Sorbitol, Methionine…giúp tăng cường chức năng gan, phục hồi bảo vệ tế bào gan tụy) cần bổ sung cho tôm ăn thường xuyên giúp tôm phòng bệnh đường ruột, bảo vệ gan tụy, giúp tôm hấp thu tốt thức ăn, tôm mau lớn.
4. Kiểm soát các yếu tố môi trường:
Thường xuyên theo dõi các yếu tố môi trường như Oxy hòa tan, pH, độ kiềm, khí độc…. để kịp thời điều chỉnh về ngưỡng phù hợp cho tôm tăng trưởng phát triển như Oxygen luôn duy trì > 5ppm, pH (7.8 – 8.2), kiềm ( 140 – 180), NH3 < 0,2mg/l, NO2 < 0,4mg/l…. Tăng cường xiphon ngày 2 -3 lần (nếu nuôi tôm mật độ cao > 200 con/ m3 nước) nhằm loại bỏ phân tôm, xác tôm và các chất bài thải khác giúp nước ao nuôi luôn sạch, hạn chế thấp nhất vi bào tử trùng tồn tại trong ao tôm. Bên cạnh cung cấp nước mới bổ sung, cung oxy hòa tan, tạt bổ sung khoáng chất BIO-MINERALS FOR SHRIMP và vi sinh BIO-SUPER BAC cho ao tôm...nhằm ổn định hệ đệm giúp tôm tăng trưởng phát triển, lướt qua bệnh tật.
Môi trường nuôi tốt, giống tôm sạch bệnh, dinh dưỡng tốt, tôm sẽ khỏe mạnh, lướt qua bệnh tật, tôm nuôi sẽ đạt năng suất cao.
                                                                        Đặng Hồng Đức
                                                Cố vấn kỹ thuật Công ty Bio-Pharmachemie

Ý kiến bạn đọc

Bài viết bạn có thể quan tâm

Tin đọc nhiều nhất

GIẢI PHÁP HIỆU QUẢ VỚI BỆNH VIÊM DA Ở CHÓ GIẢI PHÁP HIỆU QUẢ VỚI BỆNH VIÊM DA Ở CHÓ 275
BỆNH CẦU TRÙNG TRÊN GÀ-CÁCH PHÒNG TRỊ HIỆU QUẢ NHẤT BỆNH CẦU TRÙNG TRÊN GÀ-CÁCH PHÒNG TRỊ HIỆU QUẢ NHẤT 240
TIÊU CHẢY PHÂN TRẮNG, PHÂN XANH Ở GÀ  (BỆNH BẠCH LỴ & THƯƠNG HÀN) TIÊU CHẢY PHÂN TRẮNG, PHÂN XANH Ở GÀ (BỆNH BẠCH LỴ & THƯƠNG HÀN) 50
GIẢI PHÁP PHÒNG TRỊ HIỆU QUẢ DỊCH TIÊU CHẢY CẤP Ở HEO GIẢI PHÁP PHÒNG TRỊ HIỆU QUẢ DỊCH TIÊU CHẢY CẤP Ở HEO 604
BỆNH TAI XANH CÓ NHỮNG BIỂU HIỆN ĐẶC TRƯNG GÌ? BỆNH TAI XANH CÓ NHỮNG BIỂU HIỆN ĐẶC TRƯNG GÌ? 185
BỆNH MẮT Ở CHÓ : CÁCH CHỌN ĐÚNG THUỐC-TRỊ ĐÚNG BỆNH BỆNH MẮT Ở CHÓ : CÁCH CHỌN ĐÚNG THUỐC-TRỊ ĐÚNG BỆNH 54
BỆNH HÔ HẤP MÃN TÍNH (CRD) Ở GÀ BỆNH HÔ HẤP MÃN TÍNH (CRD) Ở GÀ 97
CÁCH PHÒNG TRỊ HIỆU QUẢ BỆNH HÔ HẤP Ở HEO CÁCH PHÒNG TRỊ HIỆU QUẢ BỆNH HÔ HẤP Ở HEO 421
CÁCH PHÒNG VÀ TRỊ HIỆU QUẢ BỆNH LONG MÓNG LỞ MỒM CÁCH PHÒNG VÀ TRỊ HIỆU QUẢ BỆNH LONG MÓNG LỞ MỒM 48
BỆNH CRD VÀ CRD GHÉP E.COLI (C-CRD) Ở GIA CẦM BỆNH CRD VÀ CRD GHÉP E.COLI (C-CRD) Ở GIA CẦM 110