Chăm Sóc - Phòng Trị Bệnh Trên Gia Cầm - Thủy Cầm

Chăm Sóc - Phòng Trị Bệnh Trên Gia Cầm - Thủy Cầm

BỆNH VIÊM RUỘT HOẠI TỬ DO CLOSTRIDIUM PERFRINGENS: GIẢI PHÁP PHÒNG TRỊ CHO GÀ VÀ HEO

GIỚI THIỆU

  • Bệnh viêm ruột hoại tử là bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Clostridium perfringens (CP) gây ra. Bệnh thường xảy ra ở các trại chăn nuôi gà thịt, heo thịt tập trung và thậm chí cả trại bò thịt khi có sự thay đổi hệ vi sinh vật đường ruột (do thay đổi khẩu phần đột ngột) hoặc tổn thương niêm mạc ruột (có thể do cầu trùng, độc tố nấm mốc, Salmonella …). Việc ngưng sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi hiện nay (Cooper, 2007) và tăng kháng thuốc của cầu trùng cũng làm tăng nguy cơ bệnh viêm ruột hoại tử. Bệnh gây thiệt hại rất lớn cho chăn nuôi gà và heo vì tỷ lệ chết khá cao, giảm năng suất (tăng trọng và trứng) và tốn chi phí điều trị.
  • Clostridium perfringens là vi khuẩn Gram dương, yếm khí bắt buộc, và là một thành phần của hệ vi sinh vật đường ruột (từ 102 – 105 cfu/ml) của động vật có vú và gia cầm. Gặp điều kiện thuận lợi chúng sẽ nhân lên rất nhanh và sản sinh nhiều độc tố trong đường ruột. Chúng có thể tăng số lượng gấp đôi trong khoảng 7 phút. Khi số lượng vi khuẩn tăng lên từ 106 – 108 cfu/ml dịch ruột sẽ gây nhiễm độc huyết đường ruột và các triệu chứng lâm sàng. Vi khuẩn thường tồn tại ở khắp nơi như đất, rác, phân, thức ăn và chất độn chuồng; phát triển trong khoảng nhiệt độ rộng từ 10 – 52° C (lý tưởng 40 – 45° C) và pH tối ưu từ 6 – 7.
  • Vi khuẩn có 5 chủng chủ yếu gồm A, B, C, D và E; sản xuất ra khoảng 30 loại độc tố, trong đó có 4 loại quan trọng là alpha (α), beta (β), iota (ι) và epsilon (ε) (Lebrun và cs, 2010). Trên gia cầm, chủ yếu do chủng A gây ra, với độc tố mới được phát hiện gần đây là NetB (Prescott và cs, 2016). Trên heo, viêm ruột hoại tử chủ yếu liên quan đến độc tố β2 do chủng C tiết ra và trong một số trường hợp cũng có phát hiện chủng A (Heller và Chigerwe, 2018).  

DỊCH TỂ

  • Trên gà: Bệnh thường xảy ra ở các trại chăn nuôi gà thịt tập trung trên nền đất, thỉnh thoảng vẫn gặp trên gà nuôi lồng. Viêm ruột hoại tử thường thấy trên gà từ 2 – 5 tuần tuổi, nhất là trong vòng 16 ngày tuổi đầu, thỉnh thoảng vẫn xảy ra trên đàn gà 11 tuần tuổi (Lebrun và cs, 2010). Cầu trùng được xem là yếu tố khởi phát quan trọng của viêm hoại tử ruột (Prescott và cs, 2016). Ngoài ra, còn có các yếu tố khởi phát khác như stress, thay đổi khẩu phần đột ngột, khẩu phần không cân đối (nhiều protein và năng lượng), chuồng lót nhiều rơm lâu thay, hạn chế thức ăn, thời điểm giao mùa …
  • Trên heo: Bệnh viêm ruột hoại tử có thể là yếu tố khởi phát hoặc kế phát của các bệnh khác như viêm dạ dày ruột truyền nhiễm, cầu trùng và do rotavirus. Thường xảy ra trên heo con từ 1 – 5 ngày tuổi (Songer và Uzal, 2005), nhưng thỉnh thoảng vẫn ghi nhận trên heo 3 tuần tuổi. Những đàn không tiêm vắc xin tỷ lệ bệnh có thể lên đến 100%.

TRIỆU CHỨNG VÀ BỆNH TÍCH

  • Trên gà: các triệu chứng gồm lông xù, suy yếu nhanh, biếng đi lại, tiêu chảy, giảm hoặc không ăn, mất nước. Các triệu chứng lâm sàng thường biểu hiện trong thời gian ngắn và gà có thể chết bất ngờ trong 1 – 2 giờ sau đó, tỷ lệ chết từ 1 – 50% (Cooper, 2007). Bệnh tích ghi nhận chủ yếu ở đoạn hồi, không tràng của ruột non (thỉnh thoảng vẫn thấy ở tá tràng và manh tràng): thành ruột dãn, căng phồng khí và dễ vỡ; chất chứa màu nâu và hôi thối; niêm mạc ruột non hoại tử và  xuất huyết (Hình 1); gan sưng to, cứng, nhạt màu; ống mật dày, có những đốm hoại tử màu vàng, xanh hoặc đỏ. Trường hợp mãn tính, bệnh tích chủ yếu ở ruột non, đặc trưng là các đốm tròn lõm xung quanh có máu, đường kính từ 1 – 2 mm và được bao phủ bởi 1 lớp màu vàng (Cooper, 2007).
Hình1: Ruột gà bị hoại tử
(Nguồn: Hargis, 2014)

 
  • Trên heo: trường hợp cấp tính heo đau bụng dữ dội, yếu, tiêu chảy có máu (Hình 2) và có thể chết đột ngột (trên heo con 1 – 3 ngày tuổi). Trường hợp mãn tính (trên heo lớn), heo thường tiêu chảy không có máu, màu hơi nâu, kéo dài 1 – 2 tuần; mất nước và dần dần kiệt sức. Bệnh tích chủ yếu ở không và hồi tràng của ruột non (thỉnh thoảng ghi nhận ở manh tràng và kết tràng): căng phồng, xung huyết đỏ đậm (Hình 3); niêm mạc hoại tử có nhiều máu; màng treo ruột xung huyết; hạch bạch huyết màng treo đỏ và xuất huyết (Songer và Uzal, 2005).
 
Hình 2: Heo con tiêu chảy có máu
(Nguồn: Songer và Uzal, 2005)
Hình 3: Viêm ruột hoạt tử xuất huyết trên heo con
(Nguồn: Songer va Uzal, 2005)

 
ĐIỀU TRỊ
Sử dụng sản phẩm BIO-BMD chứa kháng sinh bacitracin chuyên đặc trị viêm ruột hoại tử do vi khuẩn Clostridium perfringens:

  • : 1 g thuốc/2 lít nước uống hoặc 1kg thức ăn hoặc 20 kg trọng lượng/ngày. Dùng liên tục 5 – 7 ngày.

  • Heo: 2,5 g thuốc/2 lít nước uống hoặc 1kg thức ăn hoặc 20 kg trọng lượng/ngày. Dùng liên tục 5 – 7 ngày. Khi heo có triệu chứng lâm sàng rõ ràng (tiêu chảy có máu) thì hiệu quả điều trị thường không cao.

PHÒNG BỆNH
Giải pháp không kháng sinh:

  • Khẩu phần cân đối: hạn chế dư thừa protein và năng lượng trong khẩu phần; hạn chế các loại protein khó tiêu hóa (từ bột cá, bột thịt …) và các chất polyssacharides không phải tinh bột (NSP) (từ lúa mạch, lúa mì …). Vì thế cần bổ sung hàng ngày các sản phẩm probiotic hoặc enzyme tiêu hóa để hỗ trợ tiêu hóa như:  BIO-BACIMAX (0,5 – 1g/kg thức ăn hoặc 1 lít nước uống) hoặc BIO-ENZYME (1 ml/1,5 – 2 lít nước uống hoặc 15 – 20 kg thể trọng).

  • Kiểm soát tốt bệnh cầu trùng: Trên gà sử dụng BIO - DICLACOC 1% một đợt vào lúc 9 và 10 ngày tuổi (liều 1 ml/lít nước uống hoặc 10 kg thể trọng) hoặc BIO-ANTICOC hai đợt (3 ngày/đợt) vào lúc 10 – 12 và 20 – 22 ngày tuổi (liều 1 g thuốc/lít nước uống hoặc 0,5 kg thức ăn). Trên heo dùng BIO-COC (2 ml/2,5 kg thể trọng) cho heo uống 1 lần vào lúc 3 đến 5 ngày tuổi hoặc BIO-ANTICOC (0,5 g/con/ngày) 2 lần vào lúc 7 và 21 ngày tuổi.

  • Duy trì hệ vi sinh vật đường ruột ổn định: ngoài khẩu phần cân đối cần bổ sung probiotic hoặc a xít hữu cơ để kích thích tiêu hóa và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn có hại (Salmonella, CP và E. coli). Có thể bổ sung liên tục sản phẩm BIO-BACIMAX (0,5 – 1g/kg thức ăn hoặc 1 lít nước uống) hoặc BIO-LACTAZYME (1 ml/lít nước uống hoặc 10 kg thể trọng).

  • Bảo đảm chuồng trại thông thoáng, vệ sinh sạch sẽ và định kỳ trùng hàng tuần.

  • Trên heo, có thể tiêm phòng vắc xin (CP chủng C) lúc 6 – 3 tuần trước khi đẻ để phòng bệnh cho heo con mới sinh.

Giải pháp kháng sinh: 

  • Nên sử dụng giải pháp này trong những thời điểm stress (cai sữa, ghép đàn, đổi thức ăn …) và lúc giao mùa hoặc mùa mưa. Bổ sung sản phẩm BIO-BMD vào thức ăn hoặc nước uống trong 3 – 4 ngày liên tục (trên gà: liều 1 g/8 lít nước uống hoặc 4 kg thức ăn; trên heo liều như trên).

TS Nguyễn Kiên Cường
Cố vấn kỹ thuật công ty liên doanh BIO-PHARMACHEMIE

Ý kiến bạn đọc

Bài viết bạn có thể quan tâm

Tin đọc nhiều nhất

GIẢI PHÁP HIỆU QUẢ VỚI BỆNH VIÊM DA Ở CHÓ GIẢI PHÁP HIỆU QUẢ VỚI BỆNH VIÊM DA Ở CHÓ 275
BỆNH CẦU TRÙNG TRÊN GÀ-CÁCH PHÒNG TRỊ HIỆU QUẢ NHẤT BỆNH CẦU TRÙNG TRÊN GÀ-CÁCH PHÒNG TRỊ HIỆU QUẢ NHẤT 240
TIÊU CHẢY PHÂN TRẮNG, PHÂN XANH Ở GÀ  (BỆNH BẠCH LỴ & THƯƠNG HÀN) TIÊU CHẢY PHÂN TRẮNG, PHÂN XANH Ở GÀ (BỆNH BẠCH LỴ & THƯƠNG HÀN) 50
GIẢI PHÁP PHÒNG TRỊ HIỆU QUẢ DỊCH TIÊU CHẢY CẤP Ở HEO GIẢI PHÁP PHÒNG TRỊ HIỆU QUẢ DỊCH TIÊU CHẢY CẤP Ở HEO 604
BỆNH TAI XANH CÓ NHỮNG BIỂU HIỆN ĐẶC TRƯNG GÌ? BỆNH TAI XANH CÓ NHỮNG BIỂU HIỆN ĐẶC TRƯNG GÌ? 185
BỆNH MẮT Ở CHÓ : CÁCH CHỌN ĐÚNG THUỐC-TRỊ ĐÚNG BỆNH BỆNH MẮT Ở CHÓ : CÁCH CHỌN ĐÚNG THUỐC-TRỊ ĐÚNG BỆNH 54
BỆNH HÔ HẤP MÃN TÍNH (CRD) Ở GÀ BỆNH HÔ HẤP MÃN TÍNH (CRD) Ở GÀ 97
CÁCH PHÒNG TRỊ HIỆU QUẢ BỆNH HÔ HẤP Ở HEO CÁCH PHÒNG TRỊ HIỆU QUẢ BỆNH HÔ HẤP Ở HEO 421
CÁCH PHÒNG VÀ TRỊ HIỆU QUẢ BỆNH LONG MÓNG LỞ MỒM CÁCH PHÒNG VÀ TRỊ HIỆU QUẢ BỆNH LONG MÓNG LỞ MỒM 48
BỆNH CRD VÀ CRD GHÉP E.COLI (C-CRD) Ở GIA CẦM BỆNH CRD VÀ CRD GHÉP E.COLI (C-CRD) Ở GIA CẦM 110