Chăm Sóc - Phòng Trị Bệnh Trên Gia Cầm - Thủy Cầm

Chăm Sóc - Phòng Trị Bệnh Trên Gia Cầm - Thủy Cầm

SỬ DỤNG THUỐC KHỬ TRÙNG BIO ĐỂ PHÒNG CHỐNG HIỆU QUẢ BỆNH CÚM GIA CẦM H5N1, H5N6, LỞ MỒM LONG MÓNG

Bảo vệ gia súc, gia cầm trong quá trình nuôi dưỡng, nhằm hạn chế các thiệt hại do bệnh tật là suy nghĩ hàng đầu của các nhà chăn nuôi. Bên cạnh việc sử dụng kháng sinh và vaccin, khử trùng chuồng trại chăn nuôi cũng được xem là biện pháp tích cực và hữu hiệu nhất trong việc phòng ngừa bệnh tật.
Chăn nuôi càng phát triển đồng nghĩa với số đầu gia súc, mật độ chăn nuôi, số vòng quay tăng lên, mầm bệnh tồn tại trong chuồng trại là điều không thể tránh khỏi. Thực tế cho thấy có rất nhiều loại mầm bệnh không thể đơn thuần kiểm soát chúng chỉ bằng quy trình vaccin hoặc sử dụng kháng sinh, mà phải nhờ đến thuốc khử trùng. Các tổng kết gần đây cho thấy các thiệt hại trong chăn nuôi sẽ giảm thiểu nếu nhà chăn nuôi biết sử dụng chặt chẽ qui trình khử trùng chuồng trại. Tuy nhiên phương thức khử trùng cũng như việc lựa chọn một loại thuốc thích hợp là điều khá mới mẽ đối với nhà chăn nuôi.

LỰA CHỌN THUỐC KHỬ TRÙNG:
Một thuốc khử trùng lý tưởng ngoài tác dụng diêt khuẩn còn phải đảm bảo các điều kiện an toàn cho gia súc, cho người sử dụng như: Tác dụng diệt khuẩn nhanh (tức thời), kéo dài tác dụng diệt khuẩn tối thiểu trong vòng 1-2 ngày để ngăn chặn sự tái nhiễm của mầm bệnh, phổ kháng khuẩn đủ rộng để tiêu diệt tất cả các loại mầm bệnh gồm vi trùng gram dương, gram âm, vi trùng sinh bào tử, bào tử vi trùng, các virus có vỏ bọc, các virus không có vỏ bọc, các loại nấm mốc và nguyên sinh động vật, có hoạt tính tốt trong điều kiện môi trường có chất hữu cơ.


Thuốc khử trùng phải an toàn tuyệt đối cho gia súc, không gây độc hại hoặc kích ứng đường hô hấp, từ đó có thể khử trùng chuồng trại định kỳ hàng tuần khi gia súc, gia cầm đang sinh sống, hoặc khử trùng mầm bệnh lúc đang có dịch xảy ra bằng cách phun xịt trực tiếp lên chuồng trại và đàn gia súc, nhằm ngăn chặn mầm bệnh lây lan từ thú bệnh sang thú khỏe trong đàn. Kinh nghiệm gần đây cho thấy sử dụng thuốc khử trùng an toàn phun xịt chuồng trại có gia súc đang sống giúp hạn chế ổ dịch, hạn chế sự lây lan bệnh trong đàn, hỗ trợ rất tốt cho các biện pháp điều trị, từ đó giảm thấp tử số, mang lại hiệu quả kinh tế cao trong điều trị.
Thuốc khử trùng phải không ăn mòn dụng cụ trong chăn nuôi, nhất là các vật dụng bằng nhôm, sắt, thép.

KHỬ TRÙNG CHUỒNG TRẠI ĐƯỢC THỰC HIỆN Ở GIAI ĐOẠN CUỐI KỲ VÀ ĐỊNH KỲ TRONG QUÁ TRÌNH CHĂN NUÔI


KHỬ TRÙNG CUỐI KỲ CHĂN NUÔI:
Được thực hiện lúc xuất bán gia súc, toàn bộ chuồng trại trống. Lần khử trùng này cần làm thật kỹ qua 5 bước sau đây:
Bước 1: Dọn dẹp tất cả chất độn chuồng, phân, đất bẩn, do các chất này chứa đựng rất nhiều mầm bệnh, đồng thời sự hiện diện của chúng trong chuồng trại sẽ làm giảm hiệu quả khử trùng. Tất cả trang thiết bị có thể di chuyển được cũng phải được mang ra khỏi chuồng trại.
Bước 2: Tẩy rửa chúng thật sạch, có thể dùng nước hoặc nước pha xà phòng phun xịt với áp suất cao để làm sạch tất cả các chất bẩn có độ bám dính cao.
Lưu ý:  Đầu tiên tẩy uế từ trần nhà và di chuyển xuống tường rồi đến nền. Chú ý đến các kẻ nứt, hở, góc cạnh và những nơi có nhiều chất dơ. Nên để yên cho ráo nước trước khi tiến hành xịt khử trùng.
Bước 3: Phun khử trùng lần 1, tiến hành phun thuốc khử trùng để diệt tất cả các mầm bệnh, do đó cần lựa chọn loại thuốc có phổ khử trùng rộng bao gồm các loài virus, vi trùng, các loài nấm mốc như BIODINE, BIOSEPT, BIOXIDE hay BIO-GUARD.
     Cần lưu ý: Phải phun xịt đủ ướt bề mặt, thường 1 lít thuốc khử trùng đã pha loãng chỉ sử dụng cho 3-4 m2 bề mặt, đồng thời phải cần chú ý đến các nơi mà thuốc khó ngấm đến, đặc biệt là các bề mặt xốp, gồ ghề. Pha loãng thuốc phải đúng nồng độ.
            Tất cả các trang thiết bị đã di chuyển ra ngoài chứa rất nhiều mầm bệnh do đó cần phải chà rửa bằng xà phòng với bàn chải, hoặc phun xịt bằng nước xà phòng dưới áp suất cao. Nếu có điều kiện thì nên phơi khô, sau đó chuyển đến vị trí sạch sẽ để phun thuốc khử trùng hoặc nhúng vào bồn có chứa thuốc khử trùng.
             Đối với hệ thống cung cấp nước: Pha thuốc BIOKON và cho trực tiếp vào hệ  thống. Sau khi mở vòi cho nước chảy, khóa các van lại, để yên 30 phút đến 1 giờ, sau đó xả toàn bộ thuốc khử trùng ra khỏi hệ thống cấp nước, nếu cần có thể xả lại bằng nước thường trước khi cho nước uống vào hệ thống.
            Đối với cống rãnh: Xả toàn bộ nước, dọn sạch cặn bẩn, phân, rác, xả lại bằng nước rồi phun thuốc khử trùng BIO-GUARD.
Bước 4: Phun thuốc diệt côn trùng: sau khi khử trùng lần 1 trong vòng  3-4 ngày
Loại thuốc BIO-DELTOX nồng độ 10ml/ lít. Lưu ý: 1 lít thuốc đã pha phun cho 20 m2 bề mặt và vị trí phun: nền chuồng, vách chuồng, cống rãnh… 
Bước 5: Bỏ trống chuồng trại đã khử trùng trong vòng 5-7 ngày, để thuốc diệt hết tất cả các mầm bệnh. Lắp đặt lại các dụng cụ chăn nuôi đã khử trùng như máng ăn, máng uống… Phun thuốc khử trùng lần 2 với BIODINE, BIOSEPT, BIOXIDE một ngày trước khi cho gia súc vào chuồng.

KHỬ TRÙNG CHUỒNG TRẠI ĐỊNH KỲ:
Được thực hiện trong thời gian nuôi dưỡng thú, với tần suất 5-7 ngày một lần khi không có dịch bệnh và 2 ngày một lần nếu có dịch bệnh. Cần lưu ý việc khử trùng định kỳ xảy ra lúc có gia súc đang sống trong chuồng, do đó phải lựa chọn loại thuốc an toàn tuyệt đối, không độc hại cho gia súc, đồng thời lúc này do không thể tẩy uế, chất hữu cơ tồn đọng trong chuồng rất lớn do đó phải lưu ý đến hoạt tính của thuốc trong điều kiện có chất hữu cơ. Các loại thuốc khử trùng được khuyến cáo sử dụng là BIODINE, BIOKON, BIOSEPT, BIOXIDE.

Phòng Kỹ thuật Công ty Liên doanh Bio-Pharmachemie

Ý kiến bạn đọc

Bài viết bạn có thể quan tâm

Tin đọc nhiều nhất

GIẢI PHÁP HIỆU QUẢ VỚI BỆNH VIÊM DA Ở CHÓ GIẢI PHÁP HIỆU QUẢ VỚI BỆNH VIÊM DA Ở CHÓ 275
BỆNH CẦU TRÙNG TRÊN GÀ-CÁCH PHÒNG TRỊ HIỆU QUẢ NHẤT BỆNH CẦU TRÙNG TRÊN GÀ-CÁCH PHÒNG TRỊ HIỆU QUẢ NHẤT 240
TIÊU CHẢY PHÂN TRẮNG, PHÂN XANH Ở GÀ  (BỆNH BẠCH LỴ & THƯƠNG HÀN) TIÊU CHẢY PHÂN TRẮNG, PHÂN XANH Ở GÀ (BỆNH BẠCH LỴ & THƯƠNG HÀN) 50
GIẢI PHÁP PHÒNG TRỊ HIỆU QUẢ DỊCH TIÊU CHẢY CẤP Ở HEO GIẢI PHÁP PHÒNG TRỊ HIỆU QUẢ DỊCH TIÊU CHẢY CẤP Ở HEO 604
BỆNH TAI XANH CÓ NHỮNG BIỂU HIỆN ĐẶC TRƯNG GÌ? BỆNH TAI XANH CÓ NHỮNG BIỂU HIỆN ĐẶC TRƯNG GÌ? 185
BỆNH MẮT Ở CHÓ : CÁCH CHỌN ĐÚNG THUỐC-TRỊ ĐÚNG BỆNH BỆNH MẮT Ở CHÓ : CÁCH CHỌN ĐÚNG THUỐC-TRỊ ĐÚNG BỆNH 54
BỆNH HÔ HẤP MÃN TÍNH (CRD) Ở GÀ BỆNH HÔ HẤP MÃN TÍNH (CRD) Ở GÀ 97
CÁCH PHÒNG TRỊ HIỆU QUẢ BỆNH HÔ HẤP Ở HEO CÁCH PHÒNG TRỊ HIỆU QUẢ BỆNH HÔ HẤP Ở HEO 421
CÁCH PHÒNG VÀ TRỊ HIỆU QUẢ BỆNH LONG MÓNG LỞ MỒM CÁCH PHÒNG VÀ TRỊ HIỆU QUẢ BỆNH LONG MÓNG LỞ MỒM 48
BỆNH CRD VÀ CRD GHÉP E.COLI (C-CRD) Ở GIA CẦM BỆNH CRD VÀ CRD GHÉP E.COLI (C-CRD) Ở GIA CẦM 110