Chăm Sóc - Phòng Trị Bệnh Trên Gia Cầm - Thủy Cầm

Chăm Sóc - Phòng Trị Bệnh Trên Gia Cầm - Thủy Cầm

BIO-POLYACID ORAL: GIẢI PHÁP THAY THẾ KHÁNG SINH PHÒNG BỆNH VÀ CẢI THIỆN TĂNG TRỌNG TRÊN HEO VÀ GIA CẦM

GIỚI THIỆU
Trên heo và gia cầm, tiêu hóa protein chủ yếu nhờ vào tác dụng của men pepsin, tiền chất của nó là pepsinogen do niêm mạc dạ dày tiết ra. Quá trình pepsinogen chuyển thành pepsin chỉ xảy ra nhanh khi pH = 2 và quá trình này diễn ra rất chậm khi pH từ 5 – 6. Pepsin chỉ hoạt động tốt trong môi trường axít với pH từ 2 – 3,5 (Suiryanrayna và Ramana, 2015). Khi heo và gia cầm bị stress (do cai sữa, thay đổi thức ăn …) sẽ giảm tiết axít của dạ dày nên pH dạ dày tăng cao (thường > 5) và có thể duy trì nhiều ngày. Việc tăng pH dạ dày có thể làm giảm khả năng tiêu hóa thức ăn (nhất là protein và béo) và có thể gây tiêu chảy; tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn có hại phát triển và thống trị đường ruột ; từ đó làm giảm khả năng tăng trọng, giảm đẻ và vỏ trứng mỏng. Do đó, người chăn nuôi thường bổ sung kháng sinh vào thức ăn trong những giai đoạn này để phòng bệnh. Tuy nhiên, việc bổ sung kháng sinh không giải quyết triệt để tình trạng tiêu chảy (tiêu chảy do không tiêu hóa hết thức ăn) và tăng nguy cơ đề kháng kháng sinh. Ngoài ra, theo Luật Chăn nuôi 2018 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2020), sẽ giảm sử dụng kháng sinh chăn nuôi dần dần và tiến tới chấm dứt hoàn toàn sau năm 2025.
Vì vậy, bổ sung các axít hữu cơ như A
xít citric, Axít formic, Axít fumaric, Axít lactic hoặc Axít propionic sẽ giúp heo và gia cầm vượt qua các xáo trộn của stress. Axít hữu cơ thích hợp dùng cho heo con theo mẹ ; heo con sau cai sữa (3 – 4 tuần tuổi) vì thời điểm này dạ dày chưa phát triển hoàn chỉnh để phân tiết đủ axít ; heo nái nuôi con ; heo thịt ; gia cầm đẻ và gia cầm thịt. Ngoài ra, axít hữu cơ còn kích thích tuyến tụy tiết enzyme giúp tiêu hóa tốt thức ăn.
TÁC DỤNG CỦA AXÍT HỮU CƠ TRONG CHĂN NUÔI HEO VÀ GIA CẦM
Axít hữu cơ thường được sử dụng trên heo (heo nái, heo con theo mẹ, heo sau cai sữa và heo thịt) và gia cầm (thịt và trứng) nhằm tăng cường chuyển hóa thức ăn, kích thích tăng trọng, và phòng bệnh tiêu chảy.
Cơ chế tác dụng : 
  • Phòng bệnh tiêu chảy và viêm ruột mãn tính: axít hữu cơ ức chế phát triển các vi khuẩn gây bệnh (nhất là vi khuẩn Gram âm như Salmonella, E. coli, coliforms …) trong nước và trong đường ruột. Khi vào đường tiêu hóa, axít hữu cơ sẽ xâm nhập vào màng tế bào của vi khuẩn và giải phóng ion H+, dẫn đến giảm pH trong tế bào vi khuẩn, từ đó làm giảm hoạt động của các enzyme nên ảnh hưởng chuyển hóa của vi khuẩn. Vì vậy các vi khuẩn có hại không thể nhân lên và phát triển.
  • Tăng khả năng tiêu hóa và sử dụng hiệu quả thức ăn, nhất là tiêu hóa protein và chất béo : axít hữu cơ làm giảm pH dạ dày dẫn đến kích hoạt pepsinogen chuyển thành pepsin giúp tiêu hóa protein. Ngoài ra, axít hữu cơ còn kích thích tuyến tụy tiết dịch giúp tiêu hóa chất béo. Việc giảm nhẹ pH đường tiêu hóa còn giúp cải thiện hấp thu các khoáng (P, Cu, Zn).
  • Axít hữu cơ còn là sản phẩm trung gian của chu trình Kreb nên nó được xem là nguồn năng lượng phòng ngừa việc phân giải các mô trong tân sinh đường và dị hóa béo.
  • MỘT SỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG AXÍT HỮU CƠ TRÊN HEO VÀ GIA CẦM
    Nhiều nghiên cứu đã công bố rằng bổ sung axít hữu cơ (axít lactic hoặc axít formic hoặc axít propionic) vào khẩu phần heo cai sữa đều có tác dụng làm giảm pH dạ dày và làm giảm vi khuẩn E.coli trong đường tiêu hóa (Suiryanrayna và Ramana, 2015). Một nghiên cứu khác trên heo thịt cho thấy axít hữu cơ giúp cải thiện tăng trọng hàng ngày (745g so với 713g, P = 0,04), kg tăng trọng/kg thức ăn (0,47 so với 0,45, P = 0,03) và tăng vi khuẩn có lợi trong đường ruột (Upadhaya và cs, 2016).
    Một thử nghiệm mới đây ở Việt Nam đã công bố rằng bổ sung axít hữu cơ vào khẩu phần heo con từ cai sữa (lúc 4 tuần tuổi) đến 10 tuần tuổi có tác dụng làm giảm tỷ lệ tiêu chảy, giảm tỷ lệ E. coli trong phân, cải thiện tăng trọng hàng ngày của heo con (424g so với 386g ; P = 0,012) và hệ số chuyển hóa thức ăn (1,75 so với 1,94 ; P = 0,013) (Nguyễn Thị Thủy, 2017).
    Tương tự trên gia cầm, việc bổ sung axít hữu cơ giúp cải thiện tăng trọng và phòng bệnh do SalmonellaE.coli (Luckstad và Mellor, 2011) ; tăng tỷ lệ đẻ trên gà Hisex Brown giai đoạn từ 19 – 28 tuần tuổi (Nguyễn Thị Thủy và Hồ Thanh Thâm, 2017) ; giúp cải thiện tăng trọng hàng ngày (8%)  từ tuần 1 – 12 và giảm số lượng vi khuẩn (E. coli C. perfringens) gây bệnh trong phân gà thịt Tam Hoàng (Nguyễn Thị Thủy và ctv, 2018).
BIO-POLYACID ORAL : CÔNG DỤNG VÀ CÁCH DÙNG
BIO-POLYACID ORAL là sản phẩm chứa các axít hữu cơ như axít lactic, axít formic và axít propionic … được dùng thay thế kháng sinh để phòng bệnh (nhất là tiêu chảy) và kích thích chuyển hóa thức ăn và tăng trọng trên heo và gia cầm.
Công dụng
Bổ sung
BIO-POLYACID ORAL cho heo và gia cầm giúp phòng ngừa tiêu chảy hiệu quả và viêm ruột mãn tính ; giúp tăng khả năng tiêu hóa và hấp thu tốt thức ăn (nhất là protein và béo trong khẩu phần) ; từ đó giúp heo và gia cầm ít bị ảnh hưởng của stress (do cai sữa, do thay đổi thức ăn, do thay đổi thời tiết …) và tăng trọng nhanh hơn, đồng thời giảm mùi hôi của phân và lượng khí độc trong chuồng.
Liều lượng và cách sử dụng
Pha 2 ml
BIO-POLYACID ORAL với 1 lít nước uống hoặc 1 ml/5 kg thể trọng pha nước cho uống. Cho heo và gia cầm uống liên tục hàng ngày trong giai đoạn nắng nóng, giao mùa hoặc trong 2 tuần đầu sau cai sữa. Các giai đoạn khác có thể bổ sung hàng ngày với liều 1 ml/lít nước uống hoặc 1 ml/10 kg thể trọng, dùng đến khi xuất chuồng.
TS. NGUYỄN KIÊN CƯỜNG
CỐ VẤN KỸ THUẬT BIO-PHARMACHEMIE
 

Ý kiến bạn đọc

Bài viết bạn có thể quan tâm

Tin đọc nhiều nhất

GIẢI PHÁP HIỆU QUẢ VỚI BỆNH VIÊM DA Ở CHÓ GIẢI PHÁP HIỆU QUẢ VỚI BỆNH VIÊM DA Ở CHÓ 275
BỆNH CẦU TRÙNG TRÊN GÀ-CÁCH PHÒNG TRỊ HIỆU QUẢ NHẤT BỆNH CẦU TRÙNG TRÊN GÀ-CÁCH PHÒNG TRỊ HIỆU QUẢ NHẤT 240
TIÊU CHẢY PHÂN TRẮNG, PHÂN XANH Ở GÀ  (BỆNH BẠCH LỴ & THƯƠNG HÀN) TIÊU CHẢY PHÂN TRẮNG, PHÂN XANH Ở GÀ (BỆNH BẠCH LỴ & THƯƠNG HÀN) 50
GIẢI PHÁP PHÒNG TRỊ HIỆU QUẢ DỊCH TIÊU CHẢY CẤP Ở HEO GIẢI PHÁP PHÒNG TRỊ HIỆU QUẢ DỊCH TIÊU CHẢY CẤP Ở HEO 604
BỆNH TAI XANH CÓ NHỮNG BIỂU HIỆN ĐẶC TRƯNG GÌ? BỆNH TAI XANH CÓ NHỮNG BIỂU HIỆN ĐẶC TRƯNG GÌ? 185
BỆNH MẮT Ở CHÓ : CÁCH CHỌN ĐÚNG THUỐC-TRỊ ĐÚNG BỆNH BỆNH MẮT Ở CHÓ : CÁCH CHỌN ĐÚNG THUỐC-TRỊ ĐÚNG BỆNH 54
BỆNH HÔ HẤP MÃN TÍNH (CRD) Ở GÀ BỆNH HÔ HẤP MÃN TÍNH (CRD) Ở GÀ 97
CÁCH PHÒNG TRỊ HIỆU QUẢ BỆNH HÔ HẤP Ở HEO CÁCH PHÒNG TRỊ HIỆU QUẢ BỆNH HÔ HẤP Ở HEO 421
CÁCH PHÒNG VÀ TRỊ HIỆU QUẢ BỆNH LONG MÓNG LỞ MỒM CÁCH PHÒNG VÀ TRỊ HIỆU QUẢ BỆNH LONG MÓNG LỞ MỒM 48
BỆNH CRD VÀ CRD GHÉP E.COLI (C-CRD) Ở GIA CẦM BỆNH CRD VÀ CRD GHÉP E.COLI (C-CRD) Ở GIA CẦM 110