Chăm Sóc - Phòng Trị Bệnh Trên Tôm

Chăm Sóc - Phòng Trị Bệnh Trên Tôm

TÁC HẠI CỦA HIỆN TƯỢNG PHÁT SÁNG TRONG QUÁ TRÌNH NUÔI TÔM – CÁCH PHÒNG TRỊ HIỆU QUẢ

Trong quá trình nuôi tôm, nhất là ở các mô hình nuôi công nghiệp, về đêm người nuôi thường thấy hiện tượng nước ao phát sáng, thậm chí trên tôm cũng có hiện tượng phát sáng, nhất là vào mùa hè khi nhiệt độ và độ mặn tăng....
Hiện tượng này không làm tôm chết hàng loại nhưng làm tôm giảm bắt mồi, dễ stress, phát triển không cân đối, nếu bị nặng tôm sẽ bỏ ăn và chết rải rác kéo dài, ảnh hưởng đến năng suất nuôi.
Nguyên nhân: có 3 nguyên nhân phổ biến sau:
  • Do hàm lượng lân (phospho) trong nước, đất tăng cao
  • Do có nhóm tảo roi gây phát sáng phát triển mạnh trong ao
  • Do vi khuẩn phát sáng Vibrio harveyi gây nên
Trong quá trình chăm sóc tôm, nếu thường xuyên theo dõi vào ban đêm người nuôi sẽ phát hiện sự khác biệt của hiện tượng phát sáng ở từng nguyên nhân khác nhau và hướng khắc phục sẽ khác nhau, giúp mang lại hiệu quả điều trị cao.
  1. Do hàm lượng lân (phospho) trong nước tăng cao:
Biểu hiện: Ban đêm khi ta khuấy nước trong ao sẽ thấy hiện tượng nước phát quang
Nguyên nhân: do lượng lân trong nước tăng cao, thường độ mặn cao...
Khắc phục bằng cách thay nước mới hoặc châm thêm nước ngọt để hạ bớt độ mặn xuống. Đồng thời cấy vi sinh BIO-BACTER FOR SHRIMP liều dùng 1kg /  2000m3 nước ao. Ngoài ra nên trộn thêm
BIO-VITAMIN C 10% FOR SHRIMP vào thức ăn để tăng sức đề kháng cho tôm.
  1. Trường hợp do tảo gây phát sáng:
Biểu hiện: ban đêm quan sát nước ao nuôi có hiện tượng chớp tắt như sao đêm
Nguyên nhân: do tảo phát triển mạnh, đặt biệt nhóm tảo roi ( Dinoflagellate) chiếm ưu thế trong ao.
Khắc phục: thay bớt nước trong ao, châm nước mới
Trộn vitamin tổng hợp và
BIO-ACTIVIT FOR SHRIMP giúp tăng sức đề kháng cho tôm.
Cắt tảo bằng
BIO-A.B.C FOR SHRIMP với liều 1 lít/ 2000m3 nước, tạt vào giấc trưa, đồng thời cung cấp thêm oxygen phòng tôm thiếu oxy.
Hai ngày sau dùng vi sinh BIO-BACTER FOR SHRIMP tạt xuống ao liều 1kg/2000m3 nước, giúp phân hủy xác tảo tránh ô nhiễm đáy ao.
  1. Trường hợp vi khuẩn phát sáng Vibrio harveyi gây ra:
Biểu hiện: quan sát ban đêm có những điểm sáng di chuyển theo tôm, tôm chạy không định hướng. Kiểm tra tôm sẽ phát hiện trên tôm có những điểm sáng ở hậu môn, miệng, nếu bị nặng khu vực sáng sẽ rộng ra và lan quanh thành ruột, có điểm sáng xanh.
 Nguyên nhân: do vi khuẩn phát sáng Vibrio harveyi nhiễm vào cơ thể tôm gây ra. Vi khuẩn này có thể nhiễm từ tôm giống hoặc phát triển quá mức trong ao nuôi tôm thịt, nhất là ao cũ cãi tạo không đúng kỹ thuật.
Khắc phục:
  •  Mua giống tôm ở trại uy tín, có nguồn gốc rõ ràng và phải qua kiểm dịch sạch bệnh.
  • Cải tạo ao kỹ, đúng kỹ thuật, loại bỏ mầm bệnh
  • Trong quá trình nuôi nếu phát hiện tôm bị nhiễm phát sáng do vi khuẩn thì tiến hành điều trị ngay qua 2 bước như sau:
+ Bước 1: Thay bớt nước trong ao, châm nước mới cung cấp BIO-OXYGEN cho ao tôm và dùng thuốc diệt khuẩn BIO-POVIDINE FOR SHRIMP liều 1 lít/3000m3 nước nhằm diệt bớt vi khuẩn gây bệnh trong ao. Hai ngày sau cấy vi sinh có lợi ao tôm BIO-BACTER FOR SHRIMP tạt xuống ao với liều 1kg/2000m3 nước.
+ Bước 2: dùng kháng sinh
BIO-SULTRIM 48% FOR SHRIMP trộn cho tôm ăn liên tục 5 -7 ngày để trị bệnh phát sáng nhiễm vào cơ thể tôm. Sau khi dùng kháng sinh, trộn men BIOZYME FOR SHRIMP ® ít nhất 7 ngày nhằm phục hồi hệ vi khuẩn có lợi cho đường ruột, tránh hiện tượng tôm bỏ ăn sau khi dùng kháng sinh. Dùng thuốc bổ gan BIO-HEPATIC FOR SHRIMP giúp tôm tăng khả năng thanh lọc, tái tạo tế bào gan, hỗ trợ tiêu hóa....giúp bắt mồi mạnh, mau phục hồi bệnh, tôm phát triển bình thường.
                                                                                                                                                                                                                                                          KS Đặng Hồng Đức
 

Ý kiến bạn đọc

Bài viết bạn có thể quan tâm

Tin đọc nhiều nhất

GIẢI PHÁP HIỆU QUẢ VỚI BỆNH VIÊM DA Ở CHÓ GIẢI PHÁP HIỆU QUẢ VỚI BỆNH VIÊM DA Ở CHÓ 275
BỆNH CẦU TRÙNG TRÊN GÀ-CÁCH PHÒNG TRỊ HIỆU QUẢ NHẤT BỆNH CẦU TRÙNG TRÊN GÀ-CÁCH PHÒNG TRỊ HIỆU QUẢ NHẤT 240
TIÊU CHẢY PHÂN TRẮNG, PHÂN XANH Ở GÀ  (BỆNH BẠCH LỴ & THƯƠNG HÀN) TIÊU CHẢY PHÂN TRẮNG, PHÂN XANH Ở GÀ (BỆNH BẠCH LỴ & THƯƠNG HÀN) 50
GIẢI PHÁP PHÒNG TRỊ HIỆU QUẢ DỊCH TIÊU CHẢY CẤP Ở HEO GIẢI PHÁP PHÒNG TRỊ HIỆU QUẢ DỊCH TIÊU CHẢY CẤP Ở HEO 604
BỆNH TAI XANH CÓ NHỮNG BIỂU HIỆN ĐẶC TRƯNG GÌ? BỆNH TAI XANH CÓ NHỮNG BIỂU HIỆN ĐẶC TRƯNG GÌ? 185
BỆNH MẮT Ở CHÓ : CÁCH CHỌN ĐÚNG THUỐC-TRỊ ĐÚNG BỆNH BỆNH MẮT Ở CHÓ : CÁCH CHỌN ĐÚNG THUỐC-TRỊ ĐÚNG BỆNH 54
BỆNH HÔ HẤP MÃN TÍNH (CRD) Ở GÀ BỆNH HÔ HẤP MÃN TÍNH (CRD) Ở GÀ 97
CÁCH PHÒNG TRỊ HIỆU QUẢ BỆNH HÔ HẤP Ở HEO CÁCH PHÒNG TRỊ HIỆU QUẢ BỆNH HÔ HẤP Ở HEO 421
CÁCH PHÒNG VÀ TRỊ HIỆU QUẢ BỆNH LONG MÓNG LỞ MỒM CÁCH PHÒNG VÀ TRỊ HIỆU QUẢ BỆNH LONG MÓNG LỞ MỒM 48
BỆNH CRD VÀ CRD GHÉP E.COLI (C-CRD) Ở GIA CẦM BỆNH CRD VÀ CRD GHÉP E.COLI (C-CRD) Ở GIA CẦM 110